Phật Tổ Như Lai là ai, sự tích và cách phân biệt với Phật A Di Đà

Trong phim Tây Du Ký, chúng ta sẽ biết đến Phật Tổ Như Lai, nhưng thực chất Phật Tổ Như Lai là ai thì có lẽ nhiều người chưa biết đến. Hãy cùng BUDDHIST ART tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1, Phật Tổ Như Lai là ai?

Pháp danh Phật Tổ Như Lai chỉ một trong mười pháp danh trong đạo Phật. Pháp danh Như Lai được dịch từ chữ Tathagata trong tiếng Phạn, chỉ vị đã sáng lập ra Phật giáo, giác ngộ tới bậc cao nhất của cảnh giới. 

1.1 Phật Tổ Như Lai có thật hay không?

Trong lịch sử truyền lại rằng Phật Tổ Như Lai là có thật, Ngài chính là Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Ngài sinh năm 624 trước Công Nguyên và viên tịch khi Ngài 80 tuổi năm 544. 

Tượng Phật Thích Ca ngồi thiền bằng composite
Tượng Phật Thích Ca ngồi thiền bằng composite

1.2 Xuất thân của Phật Tổ Như Lai?

Phật Tổ Như Lai xuất thân là một thái tử của hoàng tộc Cổ Đàm tại miền Bắc Ấn Độ mang tên Tất Đạt Đa. Từ nhỏ sống trong nhung lụa, phú quý nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả để sáng lập ra Phật giáo, cứu khổ cứu nạn chúng sinh.

2, Sự tích về Phật Tổ Như Lai

Ngày 8 tháng 4 năm 624 TCN, hoàng hậu Maha Maya hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa. Trước khi lâm bồn, hoàng hậu đã mơ thấy một con voi trắng đi từ ngọn núi vàng dâng lên một đóa sen trắng cho bà. Ngay sau đó hoàng hậu đã đem giấc mơ này kể lại với đức vua, cùng triệu tập các nhà hiền triết. Họ cho rằng đây là một điềm báo rằng thái tử sinh ra sẽ là một bậc vĩ nhân.

Thái tử Tất Đạt Đa sinh ra đã biết đi, mỗi bước đi của Ngài đều nở một đóa sen trắng. Thấy làm lạ, đức vua tìm các vị đạo sư giỏi nhất để cầu phúc và xem tướng cho thái tử Tất Đạt Đa. Có một đạo sĩ đến từ Hy Mã Lạp Sơn khi vừa nhìn thấy Tất Đạt Ma đã khóc và nói với đức vua rằng: “Thái tử có đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sau này nhất định sẽ trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác. Tôi khóc là vì tới lúc đó thì tôi đã chết rồi nên không có cơ hội được nghe pháp của Ngài”

Năm 29 tuổi, thái tử Tất Đạt Đa nhận ra rằng đời người vô thường, khó tránh khỏi sinh – lão – bệnh – tử. Nên đã bỏ lại cuộc sống vinh hoa, vợ con để tìm đến con đường tu hành và trở thành vị Phật đầu tiên. Ngài đã tự giác ngộ, giải thoát bản thân khỏi quy luật sinh tử luân hồi và để rồi sau đó truyền lại cho con người ở trần gian. Giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ, hướng tới chân thiện mỹ. 

Tượng bổn sư niêm hoa Vi Tiếu ngồi bãi cỏ
Tượng bổn sư niêm hoa Vi Tiếu ngồi bãi cỏ

3, Cách phân biệt Phật Tổ Như Lai và Phật A Di Đà

Như ở trên đã viết, Phật Tổ Như Lai là có thật trong lịch sử, là người sáng lập ra Phật giáo, là chủ cõi Ta Bà nơi chúng sanh đang sinh sống.

Còn Phật A Di Đà, ngài chỉ xuất hiện trong kinh điển Phật giáo và là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Trong kinh Phật thì quý vị có thể hiểu như vậy, còn đối với tượng thỉnh thì quý vị thường rất dễ bị nhầm lẫn, vậy nên hãy theo dõi nội dung phía dưới để có thể phân biệt được một cách chính xác nhất giữa hai tượng như sau:

3.1 Đặc điểm của tượng Phật Tổ Như Lai: 

Tượng Phật Tổ Như Lai thường là tóc búi lớn hoặc từng cụm xoắn ốc. Nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.  Ngài thường mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc màu nâu. Nếu áo cà sa hở ngực sẽ không có chữ Vạn. Tay Ngài thường xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền hoặc ấn chuyển pháp luân, ngoài ra phật cũng có thể cầm chiếc bát màu đen hoặc xanh đen.

hình phật
Hình ảnh Phật Tổ

3.2 Đặc điểm của Phật A Di Đà:

Phật A Di Đà thường là kiểu tóc xoắn ốc, mặc áo cà sa màu đỏ, khoác áo cổ vuông. Phật A Di Đà trước ngực thường có chữ “vạn”. Phật Adida thường trong tư thế đứng và tay làm ấn giáo hóa. Hoặc cũng có thể là ngồi trên đài sen

tượng phật a di đà
Tượng phật a di đà composite 3 mét

>> Xem chi tiết về Phân biệt tượng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà

4. Một số hình ảnh đẹp về Phật Tổ

Hình ảnh tượng phật thích ca mâu ni ngồi thiền đẹp
Hình ảnh tượng phật thích ca mâu ni ngồi thiền đẹp
Tượng Phật Nằm Niết bàn đẹp bằng composite bột đá gỗ xi măng, đồng
Tượng Phật Nằm Niết bàn đẹp bằng composite hoặc bột đá, xi măng
Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Ngồi Thiền đẹp bằng composite
Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Ngồi Thiền đẹp bằng composite
Hình phật đẹp nhất
Hình phật đẹp nhất

5. Tượng Phật Tổ đẹp

Quý vị có thể tham khảo thêm một số mẫu tượng Phật Tổ đẹp tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *