Phật Thích Ca Mâu Ni, vị giáo chủ khai sáng đạo Phật, là biểu tượng của trí tuệ, từ bi và sự giác ngộ. Từ một hoàng tử cao quý, Ngài từ bỏ vinh hoa để tìm chân lý, mang lại con đường giải thoát và bình an cho chúng sinh. Cuộc đời và giáo lý của Ngài đã để lại di sản tâm linh sâu sắc, truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Table of Contents
Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là ai?
Phật Bổn Sư thích ca mâu ni Phật hay còn được gọi là Phật Thích Ca một trong những vị Phật lớn nhất. Ngài chính là người khai sinh, đặt những viên gạch nền móng đầu tiên để sáng lập ra đạo Phật ngày nay. Hơn nữa, Ngài còn là bậc giáo chủ của cõi Ta Bà một cõi nhân gian chất chứa những khổ đau, phiền muộn chính là trái đất nơi mà con người chúng ta sinh sống. Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là bậc giác ngộ thấu rõ chân lý của vạn pháp, thị hiện trong hình dáng của loài người. Ngài đã đi vào cõi Ta Bà để khai sáng đạo vàng cho nhân gian khắp chốn.
Theo như những tài liệu ghi lại dựa vào kinh phật và những sử liệu có căn cứ thì Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật có thật trong lịch sử. Xuất thân của Ngài là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, con trai của vua Tịnh Phạn cùng với hoàng hậu Maya nơi vương quốc Thích Ca cái nôi của Đạo Phật tại Ấn Độ.
Chứng kiến những cảnh khổ đau của những người già bệnh tật đối lập với sự ra đi thanh thản, nhẹ nhàng của một vị tu sĩ, thái tử Tất Đạt Đa đã phát tâm và quyết định rời khỏi hoàng cung để tu học Phật quả. Khi đã chứng được Thánh quả thì Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã đủ khả năng để vận dụng tài năng, đức độ của mình để thấu rõ sự vận hành của tất cả sự vật, muôn loài trong cõi nhân gian. Cũng bởi những lý do này mà hình tượng của Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã đi sâu vào đời sống tâm hồn của mọi phật tử gắn liền với sự thanh tịnh và giải thoát.
Ngày 8/4 năm 624 TCN ( Âm lịch) là ngày sinh của Phật Thích Ca Mâu Ni. Cũng từ mốc thời gian này mà hàng năm tất cả các phật tử trên khắp thế giới đã chọn ngày 8/4 là ngày hội Phật Đản một lễ hội rất lớn của đạo Phật.

HÌNH TƯỢNG PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI
Vào trong các chùa Phật giáo Bắc Tông, ngay giữa chánh điện hoặc thờ một tượng Phật Thích Ca, hoặc thờ ba tượng ngồi ngang, đức Thích Ca ngự giữa, bên phải đức Phật Thích Ca là Phật A Di Đà, bên trái là Phật Di Lặc (Phật tương lai). Lối thờ này tượng trưng tam thế Phật, Phật Thích Ca là Phật hiện tại, Phật Di Đà là Phật quá khứ, Phật Di Lặc là Phật tương lai.
Bất cứ lối thờ nào, đức Phật Thích Ca đều ngự ở giữa, nên cũng gọi Ngài là đức Trung Tôn. Tượng Phật Bổn Sư không giống người Ấn Độ, mà tùy ở nước nào tạo tượng Ngài giống người nước ấy. Ngài ngự trên đài sen, hai tay để ấn tam muội, đôi mắt khép lại 3/4.
Hình tượng của tượng Phật Thích CaVề hình tượng của Tượng phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni gắn liền với hình ảnh của một vị hoàng tử có trọn vẹn 32 tướng tốt. Ngài đã được tập huấn, rèn luyện sức mạnh siêu phàm, Ngài được nuôi dạy chỉnh chu văn võ song toàn. Ngay từ khi Ngài 13 tuổi ông đã được lĩnh hội đầy đủ những môn võ nghệ cao cường, sở trường của Ngài là bắn cung.
Có rất nhiều lời hay ý đẹp dành cho Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni chẳng hạn như Bà la môn Sonadanda đã miêu tả ngoại hình Ngài với vẻ “đẹp trai, ưa nhìn, cùng với một làn da rất đẹp với vẻ ngoài thần thái oai nghiêm…” hay (Digha Nikaya, Kinh số 4) cho rằng “ngoại hình của Ông đẹp đẽ”. Với Anguttara Nikaya, Kinh số 36 thì lại cho rằng “ Ông đẹp đẽ, gây được niềm tin, với ý thức điềm tĩnh, tâm trí thanh tịnh, trầm tĩnh, tự chủ, như một con voi được thuần phục một cách hoàn hảo…”
Tuy nhiên, như chúng ta thấy không có một tác phẩm, văn bản nào miêu tả được đầy đủ ngoại hình của Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Chỉ đến khoảng thế kỷ thứ I TCN thì mới bắt đầu xuất hiện những mô tả ban đầu về hình dáng của Ngài trong Kinh Lakkhaṇa Sutta.
Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA
Tượng Phật ngự trên đài sen là một ý nghĩa tượng trưng siêu thực. Bởi vì hoa sen được biểu thị cho đức tánh thanh tịnh và giải thoát.
Dân gian có câu:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Hoa sen
Hoa sen sống trong lòng vũng bùn nhơ nhớp, mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết. Đó là đặc tính không thể tìm được trong các loài hoa khác. Nằm giữa vũng bùn mà không bị nhiễm mùi hôi hám, trái lại còn đầy đủ hương thơm, đó mới thật là thanh tịnh.
Vì cái thanh tịnh ngay giữa chỗ ô uế, mới thật là thanh tịnh. Nếu hoa sen mọc giữa bãi cát trắng phau, hay trên gò đất khô sạch sẽ, dù cho có hương sắc gấp mấy lần hơn vẫn không bằng. Bởi nó chui từ vũng bùn hôi hám mà lên, lại giữ được thanh khiết, nên mới được mọi người hâm mộ

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước kia cũng là một con người như chúng ta
Đức Phật cũng thế, trước kia Ngài cũng là một con người như chúng ta, cũng có gia đình, cũng hưởng giàu sang sung sướng. Nhưng con người ấy không bị dục lạc làm ô nhiễm, không bị sợi dây gia đình trói buộc. Ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn Ngài trinh bạch, ngồi trong tù ngục gia đình mà chí Ngài đã vượt ra ngoài vũ trụ mênh mông. Đức tánh trinh bạch và siêu việt ấy, chỉ có hoa sen mới đủ sức tượng trưng.
Đôi mắt đức Phật đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ. Tâm mình là chủ nhân ông của mọi hành động, mọi nghiệp quả. Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhân sinh.
Vì thế, Phật giáo chủ trương con người làm chủ mọi quả báo an lạc hay đau khổ của mình.
Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình. Một tâm niệm lành, một hành động tốt sẽ đến cho ta kết quả an vui hạnh phúc. Một tâm niệm ác, một hành động xấu sẽ chuốc lấy kết quả khổ đau về nơi mình. Chỉ có ta mới đủ thẩm quyền ban phúc giáng họa cho ta.
Sự cầu cạnh, sự van xin nơi tha nhân hay thần linh, nếu có chỉ là phần phụ thuộc không đáng kể. Cho nên, ta phải quán sát lại ta, để luyện lọc tâm tánh và sửa đổi hành động của mình. Ách yếu của sự tu hành là phản quán tự tâm

Ý nghĩa của tượng Phật Thích Ca
Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni không có một hình thức cố định, cụ thể nào. Mà mỗi phật tử khi cảm nhận như thế nào về Phật sẽ hiện lên ở hình dạng đó. Phật sẽ hiện lên khi tâm chúng ta một lòng hướng đến Phật. Tâm thành kính hướng đến Phật sẽ giúp cho chúng sanh thoát được khỏi những tai họa, buồn đau. Tượng phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ngồi trên đài sen thể hiện cho một tâm hồn thanh cao, sự thanh tịnh thoát khỏi những u sầu phiền muộn.
Đôi mắt của Phật Thích Ca Mâu Ni thường đăm chiêu nhìn xuống nhằm biểu thị cho sự quan sát nội tâm, lắng lại để chiêm nghiệm sự sống xung quanh. Đôi mắt ấy chất chứa cho sự giác ngộ chân lý đúng đắn của cuộc đời.
Ý nghĩa của việc tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi lên những tia hào quang chiếu sáng thể hiện sự sáng soi của đạo Phật với muôn loài, vạn vật trên thế gian này.
Hình ảnh những tia hào quang sáng chiếu xung quanh Đức Phật Thích Ca:
Xung quanh tượng Phật Thích Ca có những tia hào quang sáng chiếu để tiêu biểu ánh sáng trí tuệ của Phật lúc nào cũng soi sáng thế gian. Theo trong kinh nói chung quanh đức Phật luôn luôn có hào quang soi sáng một tầm.
Bởi vì con người luôn luôn có một lớp nghiệp bao quanh, nếu nghiệp ác thì hiện lên vùng hắc ám, chúng sanh trông thấy kinh sợ, nếu nghiệp thiện thì hiện ra ánh sáng trong lành, chúng sanh trông thấy sanh tâm kính mến.
Cuộc đời và giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni không chỉ là một câu chuyện về sự giác ngộ mà còn là ánh sáng soi đường cho chúng sinh thoát khỏi khổ đau và đạt được bình an nội tâm. Những triết lý Ngài để lại vẫn mãi là kim chỉ nam cho lòng từ bi, trí tuệ và hướng thiện trong đời sống. Việc tìm hiểu về Phật Thích Ca không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc Phật giáo mà còn truyền cảm hứng để sống an lạc và thanh tịnh hơn trong thế giới đầy biến động này.
Bài viết mới cập nhật
Phật Thích Ca là ai? Ý nghĩa Tượng Phật Thích Ca
Phật Thích Ca Mâu Ni, vị giáo chủ khai sáng đạo ...
Tìm hiểu về 5 Anh Em Kiều Trần Như
Trong lịch sử Phật giáo, 5 anh em Kiều Trần Như ...
Giới Thiệu về Chú Đại Bi và Chú Đại Bi Tiếng Việt 84 biến
Chú Đại Bi, hay còn gọi là “Đại Bi Tâm Đà ...
Thích Nhất Hạnh: Thiền Sư và Người Truyền Cảm Hứng Hòa Bình
Giới Thiệu Về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Thích Nhất Hạnh ...