Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là ai và lịch sử cuộc đời Đức Phật.

Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là ai và lịch sử cuộc đời Đức Phật như thế nào? Mời bạn cùng Buddhist Art theo dõi qua bài viết dưới đây:

TÌM HIỂU VỀ ĐỨC PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI

Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là ai?

Đức Phật Bổn Sư Thích Ca chính là bậc Thầy gốc của đạo Phật. Ngài là bậc giác ngộ thấu rõ chân lý của vạn pháp. Thị hiện trong hình tướng của loài người. Ngài đi vào cõi Ta bà để khai sáng Ánh đạo vàng cho nhân gian.

Lịch Sử, Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Trong kinh kể rằng: một đời trước của Đức Phật Thích Ca, Ngài từng là một vị Thái tử. Trong một lần vào rừng, Ngài nhìn thấy năm mẹ con hổ đang vật vã vì đói. Hổ mẹ quá đói và không còn sữa cho con bú nên kiệt sức chờ chết.

Chứng kiến cảnh đó, Thái tử rất đau lòng và muốn bố thí luôn thân mạng của mình cho hổ đói. Ngài đã đưa đầu mình vào miệng hổ nhưng do đã quá kiệt sức nên hổ mẹ cũng không ăn nổi. Ngài bèn dùng dao rạch thân thể mình cho máu chảy ra đầm đìa. Lúc rạch thân mình như vậy Ngài phát ra lời nguyện: “Trong kiếp này tôi dùng thân máu thịt để bố thí cho năm mẹ con hổ. Và mong rằng trong kiếp vị lai khi thành Phật, tôi sẽ dùng tuệ mạng để cứu cho các vị thoát khỏi luân hồi!”.

phat-bon-su-thich-ca-la-ai
Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là ai?

Khi phát nguyện xong, máu từ thân Ngài chảy ra đầm đìa và hổ mẹ liếm được máu đó mới có sức để ăn thịt Ngài. Trong kiếp sau này khi Ngài thành Phật, năm mẹ con hổ đói chính là năm anh em ông Kiều Trần Như, năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Khi Ngài vừa thành Phật, người đầu tiên Ngài độ và chứng qua A la hán chỉ sau một bài pháp về Tứ diệu đế của Ngài chính là năm anh em ông Kiều Trần Như.

Tượng Bổn Sư và 5 anh em Kiều Trần Như 1
Tượng Bổn Sư và 5 anh em Kiều Trần Như 1

Phật Bổn Sư Thích Ca và 5 anh em Kiều Trần Như:

Lòng từ bi của Ngài đã trở thành năng lực để Ngài có thể thị hiện vô số thân, bất cứ nào cầu đến là Ngài có thể cứu khổ. Sức mạnh của lòng từ bi đã khiến cho Đức Phật dù trong bao nhiêu kiếp cũng không nhàm mỏi cứu độ chúng sinh. Trong kinh Bồ Tát Giới, đích thân Đức Phật Thích Ca nói: “Ta đã tám nghìn lần đến thế giới Ta bà”.

Cõi Ta bà là gì:

Theo quan điểm Phật giáo, “cõi Ta bà” chẳng khác gì quán trọ. Nhân loại sống trong cõi này đều giả tạm, vô thường, không thật. Suốt cả cuộc đời chúng ta xoay vòng với sinh, lão, bệnh, tử, bị tiền tài, danh vọng chi phối, bức bách thật khổ não. Tất cả đời sống vật chất cho dù làm vua, quan, giàu sang đến cỡ nào đi nữa nhưng khi ra đi không mang được gì cả, cho nên mới gọi là không thật.
Đức Phật đã đến cuộc đời của chúng ta từ vô thủy kiếp, không nhàm mỏi mặc dù vừa dẫn chúng sinh ra con đường sáng, chúng sinh đã vượt khỏi tay Ngài chạy về con đường tối. Nhưng sức mạnh của lòng từ bi vẫn khiến Ngài có đủ an nhẫn để dẫn dắt cứu độ chúng sinh.

>> Các mẫu tượng Phật đẹp xem tại: https://buddhismart.com.vn/tuong-phat-dep

TÌM HIỂU DANH HIỆU CỦA ĐỨC PHẬT: NAM – MÔ BỔN SƯ THÍCH – CA MÂU – NI PHẬT

Từ Nam – mô trong câu Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có 6 ý nghĩa sau: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng. Trong đó từ kính lễ, quy y và quy mạng là ba từ thường dùng nhất.

Bổn sư:

Bổn nghĩa là căn nguyên, đầu tiên, cội nguồn. Sư nghĩa là thầy dạy học.

Thích – ca (Sakya):

Là theo tiếng Phạn. Còn theo Tiếng Trung Hoa nghĩa là Năng Nhân. 

Tượng Bổn Sư Thích Ca Bằng Composite Dát Vàng Đẹp
Hình ảnh: Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Bằng Composite Dát Vàng Đẹp

Mâu-ni (Muni):

Nghĩa là Tịch Mặc: Tịch Mặc được hiểu là thanh tịnh.

Phật:

Tức là Giác hoặc Trí. Nói cho đúng tiếng Phạn là Buddha (Phật – đà). Theo tiếng Trung nghĩa là Giác Giả (bậc đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn).

Giác có ba bậc:

– Tự giác:

Nghĩa là tự giác ngộ hoàn toàn do phước huệ và công phu tu hành. Khác với phàm phu là những người còn mê muội, bị luân hồi trong cõi trần lao, khổ ải.

– Giác tha:

Nghĩa là mình đã giác ngộ, lại đem giác ngộ ấy dạy cho những người tu hành được giác ngộ như mình.

– Giác hạnh viên mãn:

Nghĩa là giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người. Những bậc Bồ tát, tuy đã giác ngộ cho mình và cho người, nhưng công hạnh chưa viên mãn, nên chưa gọi được là “Giác hạnh viên mãn”. Chỉ có Phật mới được gọi là Giác Hạnh Viên Mãn.

Chữ Phật là một danh từ chung để gọi những bậc đã tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn, chứ không phải là một danh từ riêng để gọi một người nào nhất định. Ai tu hành được chứng quả như đã nói trên đều được gọi là Phật cả.

Tên Phật Thích Ca có hai nghĩa là Năng nhân và Tịch mặc:

Năng nhân là gì?

“Nhân” ở đây là nhân đức, nhân từ, và “năng” là năng lực, là sức mạnh. Vậy “Năng nhân” có nghĩa là “sức mạnh của lòng từ bi”.

Sức mạnh này đã trở thành một năng lực vĩ đại để Đức Phật Thích Ca có thể cứu khổ cho chúng sinh một cách vô điều kiện. Đối với Đức Phật Thích Ca, tình thương Ngài dành cho chúng sinh luôn bình đẳng. Và trở thành sức mạnh có thể chuyển hóa được mọi khổ đau cho chúng sinh, giúp chúng sinh đạt được giác ngộ.

Tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni bằng composite hoặc bằng đồng

Tượng Bổn Sư Thích Ca bằng Composite
Tượng Bổn Sư Thích Ca bằng Composite

Tịch mặc là gì?

“Tịch mặc” ở đây được hiểu là “trí tuệ”. “Tịch” chính là có trí tuệ thấu đáo ngoại cảnh. “Mặc” nghĩa là có trí tuệ để đối diện với chính nội tâm mình. Trong cuộc sống này, những thành bại, thịnh suy, vinh nhục đều không làm dao động được Đức Phật.
Ngài đã tu khổ hạnh 6 năm trong núi tuyết. Trong 6 năm ấy, Ngài đã đối diện với đói, rét, với lời chê bai, chọc tức. Tới độ chim đến làm tổ trong tai Ngài vẫn ngồi im bất động. Khi Ngài chứng được thần thông, Ngài còn nghe thấy cả tiếng chim cãi nhau trong tai nhưng Ngài vẫn ngồi bất động.

Còn chúng ta:

Chúng ta lại luôn làm nô lệ cho ngoại cảnh, nô lệ cho cái thân thể này. Chúng ta ham ăn, ham ngủ, ham thụ hưởng, tức là chúng ta đang làm nô lệ cho cái thân và ngoại cảnh. Cảnh thịnh thì ta vui, cảnh suy thì chúng ta buồn.

Chúng ta giống như những con rối trên sân khấu cuộc đời: “Tâm mình là con rối – để cho đời sớm tối giật dây”. Còn Đức Phật Thích Ca, trong 6 năm tu tập, mỗi bữa Ngài chỉ ăn một hạt mè. Dĩ nhiên cái đói khát đó không dẫn Ngài đến sự giác ngộ nhưng cũng phải chứng minh được nghị lực kiên cường của Ngài.

Kinh Đức Phật dạy rằng: “Chiến thắng trăm quân chưa phải là chiến công oanh liệt. Người chiến thắng chính mình mới là người oanh liệt nhất”.

Trong cuộc sống thế gian, có thể chúng ta đánh gục rất nhiều đối thủ trên thương trường, trong cơ quan nhưng lại không đánh gục được ham muốn. Người anh hùng nhất là người chiến thắng được chính mình. Khi đối trước mọi biến động của ngoại cảnh, tâm Ngài vẫn bất động cho nên chúng ta gọi Ngài là Tịch.

Chữ “Mặc” mang nghĩa nội tâm. Trong đêm thành Đạo của Đức Phật, khi đó có đủ các loại ma: ma sân, ma tham, ma danh vọng, ma ái… xuất hiện. Gọi là ma không phải là ma bên ngoài mà chính là tâm của người trước khi thành đạo. Nhưng Đức Phật không để các trạng thái tâm như tham – sân – giận – ghét – ái dục – vô minh chi phối.

Kinh Mười hai nhân duyên có vẽ hình ảnh một bà già mù, còng lưng dẫn dắt chúng ta. Không phải một kiếp mà hàng bao nhiêu kiếp. Bà già ấy trong Kinh gọi là Vô minh. Bà già ấy đã mù nhưng lôi chúng ta hết kiếp này sang kiếp khác, quanh quẩn trong sáu đạo luân hồi không ra khỏi được.

Tượng Bổn Sư Niết Bàn bằng composite
Tượng Bổn Sư Niết Bàn bằng composite

Lòng từ bi của Đức Phật Thích Ca ban trải khắp cứu độ muôn loài, trí tuệ của Ngài rực sáng để bình lặng trước cuộc đời. Như vậy danh hiệu của Đức Phật Thích Ca gồm cả hai khía cạnh Từ bi và Trí tuệ. Đức Phật nào cũng sẽ có đủ hai phần như vậy.

Cả cuộc đời của Ngài là tấm gương sáng về Từ bi và Trí tuệ. Là đệ tử của Phật, chúng ta phải thừa hưởng được gia tài Ngài để lại cho chúng sinh. Đó không phải là kho báu thế gian thông thường mà chính là Từ bi và Trí tuệ. Gia tài ấy mỗi chúng ta đều có nhưng vì chúng ta quên mất không biết sử dụng nên chúng ta vẫn mãi quanh quẩn trong vòng khổ luân hồi mà thôi!

Mời quý sư Thầy, sư Cô, Phật tử xem các tác phẩm tượng Phật Bổn Sư Thích Ca do Buddhist Art sáng tác TẠI ĐÂY

One thought on “Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là ai và lịch sử cuộc đời Đức Phật.

  1. Pingback: Cách thờ tượng Tam Thế Phật tại gia như thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *