Vi Đà Hộ Pháp và Tiêu Diện Hộ Pháp được người Việt gọi với cái tên dân dã là Ông Thiện – Ông Ác. Một vị vẻ mặt hiền hòa, còn một vị mang vẻ hung dữ khiến trẻ con sợ hãi. Hai vị Hộ Pháp thường được đặt ở hai bên hông phía trước điện Phật và đối mặt vào nhau để biểu tượng cho việc hộ trì Phật Pháp. Mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về hai vị Vi Đà và Tiêu Diện hộ pháp trong bài bên dưới.
Table of Contents
Vi Đà Hộ Pháp là ai?
Vi Đà Hộ Pháp chính là ông Thiện, nguyên là thiên thần Thất Kiện Đà trong Ấn Độ giáo (Bà La Môn). Ngài là con trai của Đại Tự Tại Thiên, một vị Hộ Pháp của Phật Giáo. Vi Đà Hộ Pháp sau đó cũng trở thành một trong những vị Hộ Pháp Phật Giáo, lấy hiệu là Vi Đà Tôn Thiên. Ngài nổi danh nhờ vào tài chạy nhanh như gió.
Truyền thuyết kể rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, được chư Thiên và Đại chúng hỏa thiêu di thể để lấy Xá lợi thờ trong tháp. Đế Thích Thiên đã cầm bình Thất bảo vào nơi hỏa thiêu lấy xá lợi.
Trước đó, Ngài đã được Đức Phật Thích Ca trao cho một chiếc răng Phật về dựng tháp thờ. Trong lúc này, quỷ La Sát đã lấy trộm răng Phật khi mà Đế Thích Thiên không để ý. Vi Đà Tôn Thiên trông thấy, đã đuổi theo quỷ La Sát.
Trong nháy mắt, Ngài đã bắt được quỷ La Sát tống giam vào ngục, lấy lại răng Phật. Việc làm của Ngài được chư Thiên hết lòng khen ngợi. Từ đó về sau, hình tượng Vi Đà Hộ Pháp được thờ ở trước cửa điện linh pháp Xá Lợi. Ngài gánh vác trọng trách bảo vệ chu toàn linh pháp, đại nguyện bảo vệ Tam Bảo.
Tượng của Ngài thường được đặt bên phải cửa ra vào điện Phật. Hình tượng Vi Đà Hộ Pháp có mặt mày hiền từ, xán lạn, thân thể vạm vỡ. Trang phục như võ tướng, đầu đội mũ trụ, tay cầm khí giới và luôn trong tư thế sẵn sàng bảo vệ.
Tiêu Diện Hộ Pháp là ai?
Tiêu Diện Hộ Pháp được nhân gian Việt Nam gọi quen là ông Ác. Bởi vì ngoại hình của Ngài trông hung ác, dữ dằn và đáng sợ. Tiêu Diện Hộ Pháp là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát để hàng phục yêu ma. Có đạo lý gọi là “lấy ác chế ngự ác”. Tiêu Diện Đại Quỷ Vương chính là hình tướng được tạo ra với ý nghĩa như thế.
Tiêu Diện Hộ Pháp được biết đến qua hình tượng vị thần bộ dáng oai nghiêm, trang phục võ tướng nhiều màu. Tay phải cầm cờ, tay trái chống nạnh hoặc đôi khi thì cầm chuông. Khuôn mặt hung dữ với 3 chiếc sừng nhọn ở trên đầu, trên trán. Hai mắt Ngài lồi to dữ tợn, miệng rộng nhe răng nanh, chiếc lưỡi lè ra và thòng dài tới ngực.
Trong hình tượng Tiêu Diện Hộ Pháp thì chiếc lưỡi chính là đặc trưng nhận dạng, tượng trưng cho uy quyền. Hình dạng hung ác của Ngài có tác dụng chấn nhiếp uy ma quỷ quái, khiến chúng không dám hoành hành ngang ngược. Khi gặp phải Tiêu Diện Hộ Pháp, yêu ma sợ hãi mà chạy xa về phía ánh sáng. Tại đó, chúng sẽ được Phật cảm hóa và cứu độ.
Tượng Tiêu Diện Hộ Pháp cũng được đặt ở trước điện Phật, về phía bên trái và xoay mặt đối diện với Vi Đà Hộ Pháp. Hai vị, một Thiện một Ác, cùng trấn thủ cửa Phật, bảo vệ Tam Bảo. Ngoài hai vị Vi Đà – Tiêu Diện thì trong các ngôi chùa còn có thêm Tứ Thiên Vương và Bát bộ Kim Cương. Tứ đại Hộ Pháp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo lợi Phật Pháp, diệt trừ yêu ma.
Ý nghĩa thờ tượng hai vị Hộ Pháp
Hiện nay ở Việt Nam, hầu hết các ngôi chùa đều có tượng Tiêu Diện Vi Đà ở trước chủ điện. Không ít đạo hữu thắc mắc rằng tại sao trong chùa lại thờ hai vị Hộ Pháp này. Mà nếu có thờ thì thờ một Ngài Vi Đà không phải đã đủ sao? Chùa chiền là chốn bình yên, thanh tịnh, hiền hòa, hà cớ gì phải thờ thêm một vị Tiêu Diện khiến bao trẻ con òa khóc vì sợ?
Thực ra, ý nghĩa đằng sau việc thờ phụng hai vị hộ pháp hết sức thâm sâu. Mục đích của việc lập nên chùa là để đạo hữu có nơi để tu tập thân tâm. Thế nhưng chúng sinh phàm trần thì có người tốt, kẻ xấu. Trình độ nhận thức của mỗi người cũng không giống nhau.
Có người thì chỉ cần nhẹ nhàng cảm hóa, khuyên bảo chân tâm đã có thể chạm đến bến bờ an lạc. Cũng có người, tâm ma quá nặng, nghiệp báo còn nhiều, thân tâm làm nhiều việc ác không khác gì yêu ma quỷ quái. Những người đó khó có thể cảm hóa bằng từ bi, hỷ xả, nhẹ nhàng khuyên răng.
Đức Phật Quán Thế Âm quyết tâm hóa thân thành ác quỷ, nhập vào thế giới của chúng sanh này. Từ đó, lấy ác răng đe, làm cho chúng quỷ khiếp sợ rồi từ từ chỉnh đốn, hướng thiện.
Có thể nói, Vi Đà Hộ Pháp và Tiêu Diện Hộ Pháp có vai trò hết sức quan trọng trong Phật Pháp. Người đời nếu nhìn thấy hình tượng các Ngài thì cũng cần thức tỉnh, xem xét lại hành vi bản thân. Chỉ có tích cực làm việc thiện, giữ tâm ngay thẳng, tu tập Phật Pháp thì quý vị mới sớm ngày đạt được chính quả.
Mời quý vị tham khảo các mẫu: TƯỢNG VI ĐÀ TIÊU DIỆN HỘ PHÁP
Bài viết mới cập nhật
Tìm hiểu về 5 Anh Em Kiều Trần Như
Trong lịch sử Phật giáo, 5 anh em Kiều Trần Như ...
Giới Thiệu về Chú Đại Bi và Chú Đại Bi Tiếng Việt 84 biến
Chú Đại Bi, hay còn gọi là “Đại Bi Tâm Đà ...
Thích Nhất Hạnh: Thiền Sư và Người Truyền Cảm Hứng Hòa Bình
Giới Thiệu Về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Thích Nhất Hạnh ...
Ý nghĩa của việc thỉnh và thờ tượng Phật
1. Ý nghĩa của việc thỉnh và thờ tượng Phật Việc ...