Đức Phật A Di Đà có thật không?

Đức Phật A Di Đà là cái tên không còn quá xa lạ với người tu tịnh độ nói riêng và Quý Phật tử nói chung. Người là là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi cách xa chúng ta đến “mười muôn ức cõi”. Chắc hẳn khi tìm hiểu về Phật A Di Đà và nơi gọi là Tây Phương cực lạc, rất nhiều Phật tử đều có một thắc mắc “Đức Phật A Di Đà có thật hay không?”. Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật Giáo Buddhist Art xin mời Quý Phật tử cùng chúng tôi tìm hiểu về sự ra đời của Đức Phật A Di Đà cũng như các thông tin liên quan đến Đức Phật A Di Đà qua bài viết sau đây nhé!

Phật A Di Đà là ai?

A Di Đà Phật (được phiên âm từ Amitābha hay Amida hoặc Amitāyus), trong đó Amitābha có nghĩa là ánh sáng vô lượng, Amitāyus có nghĩa là thọ mạng vô lượng. Do đó Phật A Di Đà được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang hoặc Tiếp Dẫn đạo sư (Vị thầy đạo tiếp đón chúng sinh). Người là một trong những vị Phật được thờ trong Phật giáo Đại Thừa, ngụ ở tịnh độ của mình. Mục đích người đến thế giới này chính là cứu độ chúng sanh.

Trong truyền thuyết theo kinh điển Phật giáo Đại Thừa, Người là một vị vua nhưng đã từ bỏ vương quốc của mình. Người lựa chọn từ bỏ chốn phồn hoa để trở thành một tu sĩ Phật giáo. Lúc bấy giờ Người lấy tên là Dharmakara, có nghĩa là “Kho Chứa Pháp”. Phật tử phái Tịnh Độ vẫn thường niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Bởi họ tin rằng khi niệm danh hiệu Phật bản thân sẽ được nương tựa thân mình vào Đức A Di Đà. Người sẽ xuất hiện và dẫn họ về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi chết.

Kinh sách ghi lại rằng Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn, công đức này đến từ những việc thiện, việc tốt mà Người đã tích lũy từ nhiều kiếp trước. Có thể dịch “A Di Đà” là “Ánh Sáng Vô Hạn”. Do đó Đức A Di Đà vẫn được Phật tử tôn kính gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.

Sự ra đời của Phật A Di Đà

Theo Kinh Đại A Di Đà

Theo kinh Đại A Di Đà, về thời Đức Phật Thế Tự Tại Vương ra đời có vị quốc vương tên Kiều Thi Ca. Vị vua này sau nghe Đức Phật thuyết Pháp liền bỏ ngôi vua để xuất gia làm vị tỳ kheo hiệu là Pháp Tạng.

Vị này phát ra 48 lời nguyện giúp cứu độ chúng sinh. Trong 48 lời nguyện đó, đại nguyện lớn nhất chính là sau khi tu thành Phật sẽ tịnh hóa được một thế giới, biến thế giới đó thành cõi thanh tịnh, đẹp đẽ nhất. Những chúng sinh nào hướng niệm tới Người sẽ được Người tiếp dẫn để vãng sanh đến thế giới ấy. Sau khi Kiều Thi Ca hoàn thành được đại nguyện của mình thì Người trở thành Đức Phật A Di Đà. Thế giới thanh tịnh, yên bình, đẹp đẽ của Người được Phật tử hình dung là chốn Tây Phương Cực Lạc. 

Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà có thật hay không?
Tìm hiểu Đức Phật A Di Đà có thật hay không?

Theo Kinh Bi Hoa

Lại đi theo kinh Bi Hoa, ở đời vua Chuyển Luân Thánh Vương hay còn được gọi là Vô Tránh Niệm, có một vị thần tên Bảo Hải thuộc dòng tộc Phạm Chí. Bảo Hải (tiền thân Phật Thích Ca) tài trí hơn người, tinh thông Thiên văn học, một lòng say mê Phật giáo.

Trong một lần vua Vô Tránh Niệm nghe thuyết Pháp liền phát tâm cúng dường đầy đủ các lễ cho Đức Phật và Đại Chúng. Phát tâm liền tù tì trong vòng 3 tháng. Bảo Hải lúc bấy giờ mới khuyên nhủ vua Vô Tránh Niệm nên phát tâm Bồ đề để cầu đạo vô thượng. Vua Vô Tránh Niệm lúc này mới nguyện rằng nếu sau này thành Phật, Ngài sẽ làm giáo chủ của cảnh giới tôn nghiêm, thanh tịnh, một lòng giáo hóa chúng sanh.

Sau khi Vua Vô Tránh Niệm vừa phát nguyện xong thì đức Bảo Tạng Như Lai đã ngay tắp lự thọ ký cho vua sau này trở thành Phật. Sẽ được sống ở cõi Tây Phương Cực Lạc đồng thời sẽ lấy danh hiệu là A Di Đà. Bảo Hải về sau cũng trở thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni.

Vào ngày 17 tháng 11 mỗi năm Phật tử khắp nơi sẽ làm lễ vía Ngài. Khi gần xa rời cõi Ta Bà, họ sẽ niệm danh hiệu của Ngài để cầu mong Ngài đưa họ về cảnh giới Cực Lạc.

Ý nghĩa tên Đức Phật A Di Đà và hình dáng đặc trưng của người

Ý nghĩa tên Đức Phật A Di Đà

Đức A Di Đà chính là giáo chủ quyền uy, đầy tôn kính nơi cõi Tây Phương Cực Lạc. Người một lòng cứu độ chúng sinh. Cũng bởi lẽ đó mà Phật A Di Đà chính là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại Thừa Phật Giáo. Tên của Phật A Di Đà có 3 ý nghĩa tượng trưng như sau:

  • Vô lượng quang: thể hiện cho sự hào quang, trí tuệ của Ngài luôn tỏa chiếu khắp thế giới.
  • Vô lượng thọ: là thọ mạng của Ngài sẽ sống lâu không lường kể.
  • Vô lượng công đức: Ngài luôn làm việc có đức, công đức của ngài không ai có thể kể hết. 

Hình dáng đặc trưng của Đức Phật A Di Đà

Phật A Di Đà thường được minh họa cùng 2 vị Bồ Tát. Hai vị này là Quan Thế Âm Bồ Tát (bên trái, cầm cành dương và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí Bồ Tát (bên phải, cầm bông sen xanh). Phật tử khắp vẫn thường xưng tụng các Ngài là Tây Phương Tam Thánh.

Người có cụm tóc xoắn ốc trên đầu, miệng thoáng nụ cười hiền phổ độ chúng sinh, mắt Người nhìn xuống. Đức A Di Đà khoác lên người tấm áo cà sa đỏ, chính là màu sắc tượng trưng cho mặt trời lặn ở trời Tây. Áo khoác Người vuông ở cả và chữ “Vạn” ngay ngắn ở trước ngực.

Trong tư thế đứng, Phật A Di Đà sẽ bắt tay làm ấn giáo hóa (chính là tay đưa ngang vai và hướng lên trên, tai trái ở ngang bụng và hướng xuống). Đồng thời, hai lòng bàn tay Người đưa về trước, ở mỗi tay thì ngón trỏ và ngón cái sẽ chạm nhau tạo thành một vòng tròn.

Hoặc với tư thế ngồi, Người sẽ ngồi kiết già trên đài sen. Tay Người bắt ấn thiền đặt ngang bụng, ngón cái ở hai bàn tay chạm vào nhau và lưng bàn tay phải sẽ được đặt chồng lên trên bàn tay trái. Ngoài ra, bắt ấn thiền còn tồn tại ở dạng khác nữa là các ngón tay áp út, ngón út và ngón giữa của hai bàn tay sẽ đặt chồng lên nhau, ở mỗi hai tay ngón trỏ và ngón cái sẽ chạm nhau tạo thành hai vòng tròn.

Đức Phật A Di Đà có thật không?

Theo truyền thuyết xưa

Đức Phật A Di Đà không như Đức Phật Thích Ca – vị Phật có thật trong lịch sử Ấn Độ. Phật A Di Đà là giáo chủ tôn quý của cõi Tây Phương, Người cách xa chúng ta đến “mười muôn ức cõi”, Kinh A Di Đà có ghi lại rằng, chính Đức Phật Thích Ca, với sự thông tuệ cũng như sự giác ngộ của mình, Người đã thấy được nhân duyên lớn của chúng sinh ở cõi Ta Bà với Đức A Di Đà của cõi Tây Phương. Vì lẽ đó nên Phật Thích Ca đã giới thiệu Pháp môn Tịnh độ cho những Phật tử, những người hữu duyên được tu tập.

Nơi gọi là Tây Phương Cực Lạc ấy, cách xa chúng ta đến “mười muôn ức cõi”, nơi đây huyền bí, linh thiêng vô cùng. Chẳng ai biết được Phật A Di Đà xuất hiện khi nào. Điều còn sót lại chỉ là Phật Chúng được biết đến Người trong Kinh Phật Giáo. Và biết đến Người thông qua Đức Phật Thích Ca giới thiệu.

Tuy nhiên, nếu như có ai hỏi rằng “Đức Phật A Di Đà có thật không?” thì chắc chắn câu trả lời sẽ là có. Bởi “Đức Phật Thích Ca không bao giờ nói dối, chư Tổ Sư không bao giờ nói dối”. Nếu thật sự Phật A Di Đà và cõi Tây Phương ấy không tồn tại thì Phật Thích Ca đã chẳng phải tuyên thuyết về kinh Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang để làm gì.

Quan điểm ngày nay

Hơn nữa mỗi Phật tử chúng ta đều biết rằng nói dối là một trong năm giới cấm của đạo Phật. Nếu tin vào Phật Pháp sẽ thấy được sự tồn tại của Đức A Di Đà, còn nếu không thì đương nhiên có nói gì cũng là công cốc.

Chúng ta những người trần mắt thịt, không có tuệ giác đủ lớn để biết về hằng hà sa số thế giới trong vũ trụ cũng như tịnh độ chư Phật trong thập phương ba đời. Do vậy, vấn đề “Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc có thật không?” sẽ tùy vào đức tin của mỗi người mà đưa ra kết luận đúng đắn. Các Phật tử của Tịnh Tông tin sâu kinh A Di Đà, xác định, chứng minh Phật Thích Ca dạy vốn không hư vọng. Tịnh độ cho đến ngày nay đã là một tông phái lớn của Phật Giáo Đại Thừa (Bắc Tông), pháp môn Niệm Phật cầu được vãng sanh Cực Lạc được đông đảo Phật tử tu tập, thọ trì. 

Phật A Di Đà có phải Phật Tổ không?

Xoay quanh những thắc mắc về việc liệu Đức A Di Đà có thật hay không thì một số người vẫn cho rằng Phật A Di Đà và Phật Tổ Như Lai là cùng một người. Tuy nhiên hai Ngài là hai vị Phật riêng biệt. 

Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Còn Phật Tổ Như Lai là Phật Thích Ca Mâu Ni, là người sáng lập ra Phật giáo, giáo chủ cõi Ta Bà. Cõi Ta Ba ở đây chính là Trái Đất, cõi khổ đau nơi mà chúng ta đang sinh sống. Đặc điểm phân biệt rõ ràng nhất ở hai vị Phật này chính là: 

  • Tóc của Phật Tổ Như Lai có hai kiểu đặc trưng, búi tóc hoặc có các cụm xoắn ốc. Đôi mắt Người mở ba phần tư và có nhục kế trên đỉnh đầu. Ngài mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu không có chữ “Vạn” trước ngực. Phật Tổ Như Lai ngồi trên đài sen, tay ngay ngắn trên đùi. Hai tay Người bắt ấn thiền hoặc ấn cương hiệp chưởng, ấn xúc địa, ấn vô túy, ấn chuyển pháp luân…
  • Còn về Phật A Di Đà, Người có cụm tóc xoắn ốc trên đầu, miệng thoáng nụ cười hiền phổ độ chúng sinh, mắt Người nhìn xuống. Đức A Di Đà khoác lên người tấm áo cà sa đỏ, chính là màu sắc tượng trưng cho mặt trời lặn ở trời Tây. Áo khoác Người vuông ở cả và chữ “Vạn” ngay ngắn ở trước ngực.

Phật A Di Đà và Phật Thích Ca – Vị nào có trước?

Một vị là giáo chủ cõi Ta Bà, vị còn lại là giáo chủ nơi Tây Phương Cực Lạc. Phật A Di Đà chỉ xuất hiện trong kinh Phật giáo, trong khi Phật Thích Ca lại là vị Phật có thật, xuất hiện trong lịch sử và lập nên Phật giáo. Vì thế ta chẳng thể xác định được vị nào xuất hiện trước hay giữa hai vị, vị nào lớn hơn.

Có nhiều ý kiến xoay quanh câu hỏi này. Tuy nhiên thực tế cho thấy không có vị phật nào lớn nhất, mỗi vị Phật đều cơ duyên hội ngộ với chúng sanh. Mà việc Phật tử chúng ta cần làm là tin tưởng vào Phật, học theo Phật Giáo. Bên cạnh đó giữ một cái tâm hướng thiện, không ngừng tích đức. Người xưa vẫn truyền tai nhau rằng, chỉ cần nhất tâm tu hành cho đến khi đắc đạo thì bản thân sẽ được giải thoát khỏi cõi đau khổ, được về với chốn Tây Phương Cực Lạc, hưởng một cuộc sống an lành, vui vẻ tại nơi mà Phật A Di Đà trị vì.

Địa chỉ thỉnh tượng Phật A Di Đà uy tín, chất lượng.
Địa chỉ thỉnh tượng Phật A Di Đà uy tín, chất lượng.

Thỉnh tượng Phật A Di Đà ở đâu uy tín, chất lượng?

Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật Giáo Buddhist Art tự hào là một trong những địa chỉ thỉnh Phật A Di Đà đẹp, uy tín nhất tại Hồ Chí Minh. Tôn tượng đẹp, khuôn mặt cân đối, thần thái tươi vui, toát lên vẻ từ bi hỷ xả, trang nghiêm, thoát tục của Đức Phật. Các đường nét được chế tác tỉ mỉ, sống động, chân thực. Màu sắc tươi mới, dịu nhẹ, đẹp tự nhiên, thanh thoát. Hãy đến với chúng tôi nếu mọi người đang tìm kiếm cho mình địa chỉ tạc tượng đài Phật giáo đẹp, uy tín và chất lượng, mang nét văn hóa và linh hồn Việt. Tượng được tạo mẫu trên đất sét và hoàn thiện trên mọi chất liệu: gỗ, đá, đồng, composite, sứ…, với kích thước lớn nhỏ hay mini tùy theo yêu cầu. 

Hy vọng thông qua những chia sẻ trên, Quý Phật tử đã có được câu trả lời cho những thắc mắc về “Đức Phật A Di Đà có thật không?” hay “Phật A Di Đà có phải Phật Tổ không?”. Con đường tu học đạo là một con đường dài và đầy chông gai, vì vậy Quý Phật tử nên tích lũy cho mình thêm nhiều kiến thức chuẩn xác liên quan đến từng vị Phật. Có như vậy con đường tu tập của Quý Phật tử mới có thể trơn tru và thể hiện được hết lòng tôn kính đến Đức Phật của mình.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *