Tìm hiểu về mật tông theo nghĩa đơn giản nhất

Mật tông là gì? Người tu Mật tông có ăn chay không và khi tu tập họ phải làm gì? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.

Mật tông là gì

Mật Tông hay còn được gọi là Mật giáo, Châm ngôn môn, Kim cương thừa hay Mật thừa…Đây là một từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ 5,6 tại Ấn Độ. Đây là một pháp tu bí mật của Phật giáo, dạy về cách “bắt ấn”, “trì chú” v.v… Pháp tu này có tính chất liễu nghĩa (trọn đủ), căn cứ vào nơi tâm pháp bí truyền. Hay nói một cách đơn giản, Mật Tông là một tông phái của Đạo Phật dùng các “mật ngữ” của chư Phật làm phương tiện tu hành.

Mật Tông lại chia thành hai phái: Chân ngôn thừa (Mantrayana) và Kim cương thừa (Vajrayana).

"<yoastmark

Sự phát triển của Mật Tông gắn với các luận sư nổi tiếng như: 

  • Subha Karasimha (Thiên Vô Úy, 637-735 
  • Vajra Bodhi (Kim Cương Trí, 671-741) 
  • Amoghavajra (Bất Không Kim Cương, 705-774)
  • Padmasambhava (Liên Hoa Sinh, cuối thế kỷ thứ VIII) 
  • Dipankarasrijanàna (Atisa, cuối thế kỷ thứ XI). 

Trong đó, Padmasambhava và Dipankarasrijanàna là những người có công đưa Mật Tông vào Tây Tạng và trở thành tôn giáo chính ở đây.

Mật giáo lấy tôn chỉ: “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật” làm tông. Tam mật ở đây là: Thân mật – Khẩu mật – Ý mật. Gọi là “Mật”, vì đây là một hành môn thuộc về “Bí Mật Pháp Môn”, chuyên dạy về cách trì Chú, bắt Ấn, nên phải có Sư thừa (tức người truyền dạy).

Người tu Mật Tông phải làm gì

Người tu Mật Tông phải “vừa tu vừa cứu độ”. Thế có nghĩa là hàng ngày trong mọi lúc, ở mọi nơi đều phải nghĩ đến việc làm lợi lạc cho chúng sinh. Lẽ dĩ nhiên người tu Mật Tông cũng phải lo cuộc sống hàng ngày như những người khác. Nhưng khác người thường ở chỗ là họ vừa làm việc vừa tu, mà tu ở đây là “cứu độ”. Sách có nói: “Những người tu Mật Tông là những người bình thường đi giữa cuộc đời, mang lý tưởng Bồ tát, trên tiếp thông với các bậc Giác Ngộ, dưới cứu giúp chúng sanh”.

Người tu Mật tông phải là những người đem lại lợi ích và niềm an vui cho kẻ khác mọi lúc mọi nơi trong khi ngủ cũng như khi thức, khi làm việc cũng như khi nghỉ ngơi, khi ăn cũng như khi uống… Tóm lại là bất cứ lúc nào. Sự lợi ích và niềm an vui về tâm linh và tinh thần, đây được coi là một điều mà chỉ có những người tu Mật Tông là có thể làm được. Họ thường làm lợi lạc bằng cách “Chú nguyện”, dùng “Chân ngôi Chú pháp”. Đây là một hình thức bố thí có thể được xếp vào loại “Pháp thí”. Kinh Phật dạy: “Pháp thí cao hơn tài thí”, có nghĩa là cao hơn cho người ta tiền bạc. Mà sự bố thí này lại là Ba la mật, nghĩa là tuyệt đỉnh, ở chỗ mình đem cho mà chẳng cần người được cho biết đến, và cũng không cần họ đền ơn.

Tu theo Phật đạo mà muốn thành tựu thì chẳng Tông Phái nào mà không có Giới – Định – Huệ và Mật tông cũng vậy. Đối với Mật Tông, Giới là tâm giới, tịnh giới. Như vậy có nghĩa là tự lòng mình thấy cần giữ giới, tự mình trở về với cái tịnh, cái sạch, đó là “thân tương ưng”, nếu không Giới tịnh thì việc tu không kết quả. Khi đã Giới rồi thì vào Định chẳng khó, vì tự giữ Giới đã sinh Định, rồi lại còn nương vào oai lực của Chơn ngôn nữa thì kết quả phải đạt. Do Định đó mà Huệ phát là chuyện tất nhiên vậy. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn thì Định Huệ là một, không có rời nhau. Do đó, nếu giữ Giới rồi sau đó nương vào chân ngôn mà hành trì thì tự nhiên đủ cả Định, Huệ.

Mật tông có ăn chay không?

Tu theo Phật đạo nếu ăn chay được thì tốt không được thì vẫn không sao, miễn tâm ta đủ tịnh, đủ lành là được. Và tu theo Mật tông cũng vậy, nếu ăn chay được thì vừa giúp ta ít bệnh tật lại mau tiến tu hơn, vì thân thể thanh tịnh. Còn như không ăn chay được thì cũng vẫn tu được, chỉ có điều là ta đã không thể hiện lòng từ bi của Phật, vì ta đã dùng thân mạng của một chúng sanh khác nuôi sống thân mạng của ta. Tuy nhiên, có một điều mà người tu Mật tông nên lưu ý là những người tu theo Mật giáo, chuyên trì chú, thì tuyệt đối không được ăn hành tỏi – Ngũ vị tân. Bởi đặc tính của những thứ này là nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục. Do đó khi ăn những loại này, sự trì chú sẽ không được linh nghiệm. 

Nhìn chung, người tu Mật tông có thể ăn mặn, tuy nhiên nên hạn chế ăn mặn, kiêng cử hành tỏi, ăn chay thường xuyên giúp thân thể thanh tịnh để quá trình tu tập được diễn ra suôn sẻ, mau tiến tu.

Nếu Quý Phật Tử có nhu cầu đặt mua tượng Phật Giáo để thờ trong quá trình tu tập hoặc đang tìm kiếm cho mình địa chỉ tạc tượng đài Phật giáo đẹp, uy tín và chất lượng nhất, mang nét văn hóa và linh hồn Việt thì hãy ghé đến Buddhist Art. Tượng được tạo mẫu trên đất sét và hoàn thiện trên mọi chất liệu: gỗ, đá, đồng, composite, sứ…, với kích thước tùy theo yêu cầu. Trung tâm sáng tác Mỹ Thuật Phật Giáo Buddhist Art tự hào cơ sở điêu khắc tượng Phật đẹp, uy tín, được yêu thích tại Việt Nam và cả quốc tế.

Tượng phật bổn sư thích ca bằng composite hoặc bột đá
Tượng phật bổn sư thích ca bằng composite hoặc bột đá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *