Đạt Ma Sư Tổ còn được gọi là Bồ Đề Đạt Ma. Ông chính là người truyền bá, sáng lập Phật Giáo Thiền Tông tại Trung Quốc. Ngày nay, Bồ Đề Đạt Ma được khắc họa thành nhiều hình tượng và chưng thờ ở nhiều nơi. Mời quý vị đạo hữu cùng tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp và các truyền thuyết liên quan đến Sư Tổ Đạt Ma.
Table of Contents
Ngài là ai?
Đạt Ma Sư Tổ là người sinh và và lớn lên ở cùng đất thuộc đất nước Ấn Độ ngày nay. Tên Ấn của ông là Sa. Bodhidharma, có nghĩa là Giác Pháp. Có nguồn thông tin ghi rằng ông sinh năm 470 và mất năm 543. Cho đến hiện tại thì tiểu sử của Bồ Đề Đạt Ma không còn đầy đủ và chính xác. Các câu chuyện của Ngài chủ yếu là truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian.
Ngài là truyền nhân của Bát Nhã Đa La (vị tổ thứ 27). Sau khi trở thành vị tổ thứ 28 thì Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu sự nghiệp truyền bá Phật học sang Trung Quốc của mình. Năm 520, Ngài lên đường đi đến vùng đất địa linh nhân kiệt Trung Hoa. Bồ Đề Đạt Ma được xem là người đã truyền bá Phật học đến quốc gia này. Ông sáng lập ra phái Thiền Tông và truyền dạy Võ Thuật cho sư tăng Thiếu Lâm Tự.
Có thể nói, Sư Tổ Đạt Ma là một trong những vị Tổ Phật có công đưa Phật Giáo Thiền Tông Ấn Độ lan truyền và phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Với hình tượng bộ râu xồm xoàng, chân để trần, tay cầm thiền trượng, thân khoác áo choàng đã quen thuộc trong dân chúng. Sư Tổ Đạt Ma hiện tại chính là một vị Tổ Phật được giáo dân thờ cúng và tôn vinh.
Truyền thuyết về cuộc đời và sự nghiệp Phật học của Đạt Ma Sư Tổ
Có nhiều thuyết về sự ra đời của Sư Tổ Đạt Ma. Trong đó thì nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất ghi rằng ngài là một hoàng tử tên là Bồ Đề Đa La. Sư Tổ Đạt Ma là con trai thứ 3 của vua nước Hương Chí nằm phía nam Thiên Trúc (Ấn Độ ngày nay).
Vị Tổ Phật thứ 27, Bát Nhã Đa La, trong một lần đến nước Hương Chí, đã gặp gỡ Bồ Đề Đa La. Ông nhận thấy rằng vị hoàng tử này có ngộ tính Phật Pháp cao và nhận làm đệ tử. Từ đó, Bồ Đề Đa La xuất gia, đi theo ngài Tổ Phật thứ 27 để tu hành, lấy hiệu là Đạt Ma.
Sau nhiều năm tu hành, Bồ Đề Đạt Ma đã thừa kế sư tổ Bồ Đề Đa La và trở thành vị Tổ Phật thứ 28. Đến sau khi sư phụ ngài từ trần, ngài mới quyết định đi đến Đông Thổ, xuất dương truyền pháp.
Vào năm 520, Bồ Đề Đạt Ma đến lãnh thổ nước Lương và gặp gỡ vua Lương Vũ Đế. Vị vua này rất sùng bái đạo Phật, ông đã xây dựng rất nhiều đền chùa và thành tâm thờ cúng.
Thế nhưng, trong lần gặp mặt bàn chuyện Phật Pháp. Ngài nhận thấy vua Lương không thể lĩnh ngộ được ý nghĩa cốt tủy của tu đạo, không cùng lý tưởng và chí hướng.
Vì thế, Ngài rời đi nước Lương, đi đến kinh đô Bắc Ngụy. Năm 527, ngài lên Tung Sơn, ở Thiếu Lâm Tự truyền bá đạo Thiền Tông. Tại đây, ngài diện bích thiền định suốt 9 năm và đến này đã trở thành một giai thoại.
Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ
Tại vùng đất Đông Thổ Trung Hoa, Bồ Đề Đạt Ma chính là sơ tổ khai sinh ra phái Thiền Tông. Ngoài ra, ông còn chỉ dạy cho các đại sư Thiếu Lâm Tự những bí quyết võ thuật giúp tăng cường sức khỏe.
Ngài trở thành vị Phật được giáo dân Trung Hoa tôn sùng, kính ngưỡng. Những câu chuyện liên quan đến cuộc đời Phật Pháp của ngài cũng được lưu truyền cho đến ngày nay. Dưới đây là một số điển cố kinh điển được người đời sau tái hiện qua những bức tượng hết sức sinh động:
- Bồ Đề Đạt Ma và một chiếc giày: Sư Tổ Đạt Ma đã viên tịch được 3 năm. Thế nhưng, một vị tăng đi hành hương Ấn Độ trên đường trở về lại gặp được ngài trên núi Hùng Nhĩ. Vai ngài đang quảy một quyền trượng có treo 1 chiếc giày, đi về hướng Tây Thiên. Sau này người ta mở áo quan của Sư Tổ ra thì thấy trong quan không có gì cả ngoài một chiếc giày còn lại.
- Bồ Đề Đạt Ma xuất quyền: Đạt Ma đến Thiếu Lâm Tự, ngài truyền dạy những bộ võ công cho sư tăng tại chùa. Tượng Bồ Đề Đạt Ma xuất quyền diễn tả hình ảnh ngài đang trong một thế Võ Thuật kinh điển.
- Bồ Đề Đạt Ma quá hải: Đây là một câu chuyện nhỏ kể về lúc Sư Tổ di chuyển từ nước Lương đến Bắc Ngụy. Trên đường đi, Sư Tổ đã gặp sông Trường Giang. Ngài liền bức một cọng cỏ để xuống sông và đứng trên đó để vượt sông. Từ đó, trong nhân gian lưu truyền hình tượng Bồ Đề Đạt Ma quá hải.
- Đạt Ma Sư Tổ khất thực: Khất thực là một trong những chuyện thiên kinh địa nghĩa của người tu đạo Phật Pháp. Hình tượng Đạt Ma khất thực cũng được vẽ tranh và tạc tượng rất nhiều.
- Bồ Đề Đạt Ma ngồi thiền: Hình ảnh dùng để minh họa cho truyền thuyết Sư Tổ diện bích ngồi thiền 9 năm tại Thiếu Lâm Tự. Trong thời gian này, nhiều đệ tử Thiền Tông cũng đã tìm đến và trở thành những người lan truyền thiền giáo quan trọng sau này.
Đạt Ma Sư Tổ, vị tổ thứ 28 đến từ Tây Thiên (Ấn Độ) đã trở thành vị tổ Phật nổi tiếng tại Trung Quốc. Ngài đã có công truyền bá Phật Thiền Tông đến cho đất nước địa linh nhân kiệt. Đây là một bước mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của Thiền Tông và Võ Thuật Trung Hoa sau này.
Bài viết mới cập nhật
Tìm hiểu về 5 Anh Em Kiều Trần Như
Trong lịch sử Phật giáo, 5 anh em Kiều Trần Như ...
Giới Thiệu về Chú Đại Bi và Chú Đại Bi Tiếng Việt 84 biến
Chú Đại Bi, hay còn gọi là “Đại Bi Tâm Đà ...
Thích Nhất Hạnh: Thiền Sư và Người Truyền Cảm Hứng Hòa Bình
Giới Thiệu Về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Thích Nhất Hạnh ...
Ý nghĩa của việc thỉnh và thờ tượng Phật
1. Ý nghĩa của việc thỉnh và thờ tượng Phật Việc ...