Phút suy ngẫm về Mỹ Thuật Phật Giáo Việt

Suy Ngẫm…!

Trong đạo Phật không quan niệm cái gọi là của tôi hay của anh. Vì lẽ vô thường khi con người sinh ra là chắc hẳn sẽ có ngày chết đi. Sơ khởi chỉ bắt đầu trong mọi chúng ta, mọi sinh linh và rồi luôn có đoạn kết. Đoạn kết của từng người từng sự vật có phần khác nhau do nghiệp, duyên từ nhiều kiếp và kiếp này chi phối. Đoạn kết của nhiều nhân sinh đẹp đẽ nhưng cũng không ít đoạn kết của nhân sinh đau thương. 100 năm một đời người nhưng mấy ai sống trọn vẹn chứ!

Tuy nhiên việc của mỗi chúng ta là làm tốt bổn phận của một kiếp người. Cụ thể là làm tốt công việc của bản thân. Làm sao không thẹn với lòng không thẹn với kiếp nhân sinh. Công việc của mọi người dù lớn hay nhỏ luôn cần mang theo tâm niệm đóng góp cho đời, cống hiến cho xã hội. Có những công việc thầm lặng mang lại giá trị nhân sinh sâu sắc cho cuộc sống. Công việc của các nhà điêu khắc là một ví dụ. Nhưng giữa xã hội rộng lớn này trăm người nghệ sĩ điêu khắc thì mấy ai dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho Phật giáo chứ! Hoặc giả trong mấy người nghệ sĩ điêu khắc tượng Phật hay hoạ sĩ thì cũng mấy ai chuyên tâm nghiên cứu sâu về đạo Phật.

Hiện nay tượng Phật tại Việt Nam chủ yếu do các nghệ nhân tạc. Cũng khá ít thợ giỏi lành nghề nên tượng Phật tại Việt Nam cũng có phần hạn chế về mặt thẩm mỹ, tỉ lệ, thần thái… dạo năm gần đây cũng có một số cơ sở điêu khắc tại thành phố Hồ Chí Minh tạc tượng khá đẹp, thẩm mỹ khá cao nhưng mấy ai biết đó là nhờ số ít nhà điêu khắc trẻ được học qua trường lớp tại đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh! Họ hiểu sâu về kiến thức giải phẫu học cơ thể người. Họ có một kiến thức sáng tác. Họ có một sự chắt lọc. Và họ là một nghệ sĩ. Điều quan trọng là khó tìm thấy họ. Bởi lẽ họ không đông như mọi người hay nghĩ ở đâu cũng có thợ điêu khắc. Một thực tế là hàng năm đại học Mỹ Thuật tp.HCM tuyển sinh khoa điêu khắc chỉ lấy cao nhất là 8 thí sinh cho đợt tuyển. Và khi học thì cũng một vài người ra trường đúng chỉ tiêu. Dạo năm gần đây thì khoa điêu khắc hàng năm chỉ vài ba thí sinh tham gia thi tuyển. Vì một lý do nào đó mà hiện thực như vậy. 

Giờ đây tôi cảm thấy lo lắng cho nguồn lực này vì thiếu họ thì đồng nghĩa với việc thiếu đi người ghi lại nét đẹp lịch sử bằng hiện trạng qua từng giai đoạn trên nhiều chất liệu khác nhau. Cũng như nét văn hoá điêu khắc Phật giáo Việt hiện nay bị nét văn hoá điêu khắc Trung Hoa xâm lấn nhiều. Cụ thể hàng loạt tượng Phật từ Trung Quốc nhập qua Việt Nam. Đồng nghĩa với việc họ cuốn theo nét văn hoá Phật giáo của họ vào Việt Nam, vào khắp đình chùa Việt mình. Các nhà sư hoặc các phật tử cũng chưa tìm hiểu về điều này nên chỉ cần thấy tượng ưng ý thì thỉnh thôi! 

Tôi có duyên với Phật giáo từ khá sớm. Từ năm 24 tuổi tôi đã tự mình đứng ra nhận nhiều công trình Phật giáo lớn tại Việt Nam. Điển hình mới đây tôi dẫn dắt đội ngũ Buddhist Art thi công tôn tạo 3 ngôi tam bảo Phật đài ngồi kích thước mỗi bức cao trên 6m tại Thiền Viện Khánh An 2 tỉnh Đồng Nai. Khi còn là sinh viên khoa điêu khắc tại đại học Mỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh tôi đã có duyên hơn 3 năm lưu trú tại chùa nên tôi có điều kiện hơn để nghiên cứu sâu về đạo Phật. Vì vậy giờ đây tôi đang lo lắng cho vấn đề văn hoá trong điêu khắc Phật Giáo Việt. Phần vì số đông giới mỹ nghệ chưa đầy đủ kiến thức chuyên môn và tạc ra hàng vạn pho tượng không hồn, không đạt thẩm mỹ dẫn đến nhiều hệ thống chùa tại Việt Nam mang nét điêu khắc chưa đủ tầm nghệ thuật. Phần thì tượng Trung Quốc xâm lấn từ chùa chiền đến tại gia. Cứ thế này thì nghìn năm sau cháu con ta xem nét tượng Trung Quốc là của mình rồi hoặc mình mang nét văn hoá Trung Hoa mất!

Ngày hôm nay tôi viết những dòng chữ này là kính mong quý sư thầy, sư cô, phật tử trước khi muốn thỉnh tượng Phật thì hãy nghĩ về nét văn hoá điêu khắc trên tôn tượng Phật mang hơi thở của người Việt mình. Tìm hiểu cội nguồn của pho tượng, cất thêm công đạo tìm hiểu thêm về ai có phải là nhà điêu khắc giỏi tại Việt Nam hay không. Tìm hiểu về những công trình những nét tượng họ làm là nhận biết được ngay. Vì cất công nên khi thành tựu chúng ta đang có một pho tượng ưng ý đạt thẩm mỹ, giá trị nhân sinh hơn là thỉnh tượng Phật Trung Hoa vô tình mang văn hoá họ về nhà về chùa. Với tôi văn hoá là cội nguồn của quốc gia. Chắc hẳn các bạn cũng vậy.

Nam mô A Di Đà Phật. Chúc các bạn mỗi ngày đều thân tâm an lạc và tìm được cho mình một pho tượng ưng ý mang đậm nét văn hoá Việt.


TRUNG TÂM SÁNG TÁC MỸ THUẬT PHẬT GIÁO BUDDHIST ART
Địa chỉ: E 5/57 đường Đa Phước, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Hồ Chí Minh
Hotline: 0338.526.733
Email: mythuatbuddhismart@gmail.com
Youtube: Video Tượng Phật Buddhist Art
Website: buddhismart.com.vn


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM


6 thoughts on “Phút suy ngẫm về Mỹ Thuật Phật Giáo Việt

  1. Pingback: Buddhist Art thi công tôn tạo Tam Bảo Phật tại Thiền Viện Khánh An 2 Đồng Nai | Trung tâm sáng tác mỹ thuật phật giáo Buddhismart

  2. Pingback: Canadian Pharmacies

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *