Ý nghĩa của việc đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong nhà

Tượng Đạt Ma Sư Tổ là hình tượng vô cùng quen thuộc đối với những người tu tập Phật giáo nói riêng và phật tử nói chung. Tượng không chỉ đơn giản là một tác phẩm nghệ thuật mà nó còn hàm chứa những ý nghĩa vô cùng độc đáo. Mời quý vị cùng tìm hiểu ý nghĩa của tượng Đạt Ma Sư Tổ và cách đặt tượng Đạt Ma trong nhà.

Đạt Ma là ai?

Đạt Ma Sư Tổ còn được biết đến với tên gọi Bồ Đề Đạt Ma. Ngài là người có thật, tuy nhiên các tư liệu lịch sử về Ngài rất mơ hồ, chỉ biết Ngài vốn là vị hoàng tử thứ 3 của vua Pallava Tamil từ Kanchipuram, có nguyên quán ở Nam Thiên Trúc, Ấn Độ. Chẳng ai biết được Ngài sinh năm bao nhiêu, mất năm bao nhiêu chỉ biết sử sách Trung Hoa thường ghi lại rằng, Đạt Ma truyền đạo tại đây vào thời Lưu Tống hoặc nhà Lương (Thế Kỷ V-VI SCN).

Sinh thời Đạt Ma có sức mạnh ngàn cân, hành tung kỳ bí. Ngài được coi là người sáng lập trường phái Thiền Học và Võ Thuật, là truyền nhân thứ 28 của bậc chân tu Bát Nhã Đa La. Không những thế Bồ Đề Đạt Ma cũng nổi tiếng với nhiều pháp chữa bệnh, rèn luyện thân thể (ví dụ như pháp Dịch Cân Kinh), ngoài ra, Ngài còn là một trong những vị Bồ Đề truyền giáo cho rất nhiều người dân, giúp họ tu thành chánh quả, thoát khỏi bể khổ trần gian. Bên cạnh đó, Ngài còn giúp các nhà sư Thiếu Lâm học tập, rèn luyện thân thể. Như vậy, có thể nói rằng Ngài cũng đã là người đặt nền móng cho môn võ Thiếu Lâm Tự lừng danh thiên hạ.

Vì vậy, hậu thế vẽ tranh, dựng tượng để tôn thờ Ngài. Người ta cho rằng tượng Đạt Ma có sức mạnh trấn trạch trừ tà cực tốt. Bồ Đề Đạt Ma còn là đại biểu về ý chí – trí huệ, sự buông bỏ và giác ngộ tuyệt đối để đến được hạnh phúc thực thụ.

Ý nghĩa của việc đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong nhà

Tượng Đạt Ma sư tổ nổi bật với hình ảnh vị phật có râu xồm, chân đi trần, khoác áo choàng, tay cần cây Thiền trượng. Hình ảnh đơn sơ và giản dị ấy nhưng ở người lại toát ra một khí chất của sự thoát tục, sự siêu thoát. Chính vì thế, tượng Đạt Ma có ý nghĩa lớn về mặt tôn giáo, hướng con người tu hành Phật pháp, sống đúng với tâm. Tượng Đạt Ma được đặt trong nhà nhằm mục đích xua đuổi tà ma ngoại đạo xâm nhập bảo vệ gia đình êm ấm, làm ăn phát đạt.

Ý nghĩa của việc đặt tượng Đạt Ma trong nhà.
Ý nghĩa của việc đặt tượng Đạt Ma trong nhà.

Ý nghĩa xua đuổi tà ma ngoại đạo

Như trên vừa nói, Đạt Ma được coi là ông tổ của trường phái Thiền, là người sáng lập nên môn phái võ Thiếu Lâm, lại có sức mạnh kinh khủng, hành tung kỳ bí… Vì vậy, người đời cho rằng tượng Đạt Ma có thể xua đuổi ma quỷ. Các bức tượng như Đạt Ma hàng long, Đạt Ma thế võ, Đạt Ma đánh quyền… đều là đại biểu cho ý nghĩa này.

Hình ảnh tượng Đạt Ma Sư Tổ với một chiếc giày

Theo truyền thuyết, sau 3 năm thị tịnh thì người ta thấy Đạt Ma đi trên đường bằng chân không, 1 tay cầm một chiếc giày còn 1 tay cầm cây thiền trượng. Cây thiền là biểu tượng của sự giác ngộ, còn chiếc giày chính là biểu tượng cho cõi đời đến – đi. Một chiếc giày ý chỉ con người chỉ là cát bụi, chết đi rồi nhưng sẽ vẫn còn dấu vết, tùy duyên mà dấu vết đó sẽ hiện hữu hoặc biến mất. Chiếc còn lại Ngài mang về cõi Tây Thiên biểu hiện cho sự siêu thoát, giác ngộ. Hình tượng Đạt Ma với một chiếc giày mang ngụ ý rằng con người nếu muốn giải thoát phải loại bỏ hoàn toàn tham – sân – si. Rời xa, không còn vướng bận trần thế thì mới có thể đến cõi Tây Thiên.

Tượng Đạt Ma khất thực

Khất thực chính là nét đặc sắc của Phật giáo. Khất thực nghĩa là người tu hành sẽ đi xin thực vật của người đời để nuôi thân. Đây là hoạt động hầu hết người tu hành nào cũng cần thực hiện để giác ngộ chân lý và tu thành chánh quả. Hình ảnh Đạt Ma khất thực là một hình ảnh rất quen thuộc của Phật giáo. Mang ý nghĩa căn dặn người tu hành cần kiên định với mọi cám dỗ đời thường. Khi sống phải tu tâm, dưỡng tính, tuyệt đối không được vì những cái lợi trước mắt mà đánh mất đi giá trị của chính mình.

Tượng Đạt Ma quá hải

Hình tượng Đạt Ma quá hải là hình tượng bắt nguồn từ truyền thuyết cuộc gặp của Người với Lương Vũ Đế. Vì không thể giác ngộ được Lương Vũ Đế nên Đạt Ma đã cáo từ Vũ Đế. Khi sang sông, Ngài ngắt nhành cỏ đặt xuống dòng Trường Giang đang cuồn cuộn chảy, cứ thế ung dung đặt chân lên đi như đi trên mặt đất. Hình ảnh này chính là biểu tượng của sự giác ngộ, của sự kiên định trong tinh thần. Một tinh thần mạnh mẽ, vững vàng vượt qua khó khăn ắt sẽ thành công. Tu hành cũng vậy, chỉ cần giữ tâm ta kiên định, một lòng hướng Phật thì ta sẽ sớm được công nhận công đức, tu thành chánh quả.

Tượng Đạt Ma thế võ

Hình tượng này gắn liền với truyền thuyết Đạt Ma truyền bá các thế võ cho sư chùa Thiếu Lâm. Không như những vị Phật, Bồ Tát khác, Đạt Ma không mang sắc thái hiền từ, trang nghiêm. Mà trên gương mặt của Ngài là tinh thần chiến đấu lẫm liệt, mạnh mẽ. Sợ xung đột với người bản xứ khi sang Trung Quốc truyền giáo Phật pháp. Nên Ngài đã để cho học trò của mình vừa tu hành Phật pháp vừa luyện võ để phòng thân. Hình ảnh này chính là hình ảnh biểu trưng cho sức mạnh tiềm ẩn của con người. Nguồn sức mạnh ấy chính là vũ khí sắc bén nhất, giúp con người chiến thắng kẻ thù và những hiểm nguy gian ác.

Ý nghĩa định tâm, tự tại

Bên cạnh đó, cuộc đời của tổ Đạt Ma cũng là cuộc vật lộn không ngừng với tham sân si, u minh, ngu tối để đạt được đến bến bờ của sự giác ngộ, tiếp cận với hạnh phúc chân thực – tuyệt đối. Do đó, tượng tổ Đạt Ma còn có ý nghĩa giáo dục, mang tính Chân – Thiện – Mỹ. Hướng đến giá trị chân thật của cuộc sống. 

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, người ta thường mải bon chen với quyền hành, tiền bạc, danh vọng… mà đánh mất đi hạnh phúc thực sự của đời người. Một bức tượng Đạt Ma thiền hay đứng dưới gốc tùng sẽ có ý nghĩa mang lại không gian trầm lắng, khiến con người dịu lại, ngẫm lại mình, lại đời. Sống tiêu dao, an nhàn hòa nhập cùng thiên nhiên – vũ trụ.

Tượng Đạt Ma ngồi thiền

Hình tượng này vẫn gắn liền với truyền thuyết về cuộc gặp gỡ của Ngài với vua Lương Vũ. Sau khi truyền đạo không thành công, Ngài liền lên núi Trung Sơn, quay mặt vào vách núi và tọa thiền suốt 9 năm liên tục. Khi Ngài thiền định, loài chim đã bay đến làm ổ trên mình Đạt Ma nhưng ngài không hề hay biết. Hình ảnh đó cho ta thấy rõ thiền công thâm hậu của Đạt Ma Sư Tổ.

Bên cạnh đó hình tượng Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền chính là tượng trưng cho tinh thần giữ đạo, truyền đạo không ngừng. Kèm theo đó là khao khát ý nguyện tìm đệ tử kế thừa chân chính của Ngài. Hình ảnh này của Ngài chính là lời nhắc con người, nhắc họ mở lòng nhân đạo, thành tâm hướng đạo nếu muốn tu thành.

Tượng Đạt Ma đứng dưới gốc tùng

Đây là hình tượng tượng trưng cho sự vững chắc và kiên định. Hình ảnh này nhắc nhở con người nên biết vững tâm trước những cám dỗ đời thường như tiền tài, dục lạc, danh lợi,..Đạt Ma Sư Tổ đứng dưới gốc tùng thể hiện sự tĩnh tâm. Bởi chỉ có khi tâm luôn sáng mới có thể tu hành và thành chánh quả. Ngoài ra, khi tâm tĩnh thì ta mới thấy được hạnh phúc thực sự và bình an trong cuộc đời này.

Tượng Đạt Ma Sư Tổ nên đặt ở vị trí nào?

Có thể đặt tượng Đạt Ma sư tổ ở những hướng cửa xấu, hướng có nguồn năng lượng không tốt, nhất là ở nơi có đất giữ. Thần khí toát ra từ tượng sẽ giúp đẩy lùi năng lượng xấu, hóa giải thành năng lượng tốt, tránh bị ma tà xâm nhập và quấy nhiễu trong nhà. Phải đặt tượng Bồ Đề Đạt Ma trên bàn hoặc kệ, tốt nhất là cách mặt sàn ít nhất 1m. Cần đặt ở nơi trang trọng để thể hiện lòng tôn kính và hướng Phật của mình.

Mỗi mẫu tượng Đạt Ma khác nhau sẽ có một yêu cầu về vị trí và cách thức đặt khác nhau. Quý Phật Tử cũng có thể căn cứ vào mẫu tượng để lựa chọn vị trí đặt cho phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Tượng Đạt Ma bay, tượng Đạt Ma hàng long, Đạt Ma thế võ… nên được đặt tại phòng khách, để mặt tượng hơi chếch ra cửa chính. Bởi cửa chính chính là nơi mà tà ma ngoại đạo dễ đi vào nhà, do đó nên đặt tượng Đạt Ma ở đây, vừa thể hiện sự tôn kính đối với thần phật, vừa giúp trấn trạch, giúp trừ tà ma hiệu quả, tượng linh thiêng hơn.
  • Tượng Đạt Ma thiền, Đạt Ma quá hải, tượng Đạt Ma với một chiếc giày, Đạt Ma tâm rỗng… nên được đặt tại phòng khách hoặc văn phòng làm việc. Đặt bên cạnh vị trí ngồi làm việc của gia chủ để gia chủ được hưởng uy lực sức mạnh vật chất và ý chí của Ngài. Cũng nhờ đó mà được Ngài bảo trợ cho sự nghiệp tăng tiến, đẩy lùi được kẻ tiểu nhân hãm hại…

Những điều cần biết khi thỉnh tượng Đạt Ma Sư Tổ về nhà

Đạt Ma vốn là vị chân tu, là sư tổ của Thiền pháp. Do đó, nguyên tắc chung là cần đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong nhà ở nơi lịch sự và trang trọng. Không đặt tượng Ngài trực tiếp xuống sàn. Bên cạnh đó là không để các đồ cá nhân lên thân tượng. Ngoài ra, tuyệt đối tránh đặt tượng Phật trong phòng ngủ, nhà bếp, phòng kho, nhà vệ sinh, những nơi ô uế, thiếu lịch sự vì đây được coi là hành động bất kính với Phật, thiếu sự tôn nghiêm, thờ cúng không linh nghiệm, dẫn đến hậu quả khó lường. 

Những lưu ý khi đặt tượng Đạt Ma trong nhà.
Những lưu ý khi đặt tượng Đạt Ma trong nhà.

Và để tượng Phật có thể phát huy tối đa công năng của mình, gia chủ nên khai quang điểm nhãn tượng Phật trước khi sử dụng. 

Nơi bán tượng Đạt Ma Sư Tổ ở TP.HCM

Nếu Quý Phật Tử có nhu cầu đặt mua tượng Đạt Ma Sư Tổ để thờ trong quá trình tu tập hoặc đang tìm kiếm cho mình địa chỉ tạc tượng đài Phật giáo đẹp, uy tín và chất lượng nhất, mang nét văn hóa và linh hồn Việt thì hãy ghé đến Buddhist Art. Tượng được tạo mẫu trên đất sét và hoàn thiện trên mọi chất liệu: gỗ, đá, đồng, composite, sứ…, với kích thước lớn nhỏ hay mini tùy theo yêu cầu. Trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật Giáo Buddhist Art tự hào cơ sở điêu khắc tượng Phật đẹp nhất tại Việt Nam.

Cũng giống như những vị Phật khác, mỗi pho tượng Đạt Ma đều mang một ý nghĩa riêng. Do đó, trước khi tìm mua tượng Đạt Ma Quý Phật tử cần tìm hiểu kĩ ý nghĩa của từng pho tượng để tìm được một pho tượng phù hợp với mục đích mong muốn.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *