Tìm hiểu và tải kinh dược sư lưu ly quang vương Phật nơi cõi phật Dược Sư còn có tên gọi khác là “ Tịnh Độ” theo quan niệm của Phương Đông về địa lý, thanh tịnh như lưu ly. Hình ảnh dược sư lưu ly chất chứa về một tấm gương phản chiếu theo tinh thần “ Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”. Bài viết hôm nay mời quý phật tử cùng đi tìm hiểu về kinh dược sư lưu ly quang Phật.
Table of Contents
Phật dược sư là ai?
Đức phật dược sư một đấng giác ngộ có tấm lòng nhân từ bi mẫn vô lượng với tất cả chúng sinh trên cõi nhân gian. Phật dược sư có tiếng Phạn là Bhaisajyaguru, trong tiếng anh phật dược sư có tên gọi Medicine Buddha. Ngoài ra phật dược sư còn được gọi với các tên gọi khác nhau như: Phật dược sư Như Lai, Phật dược sư Lưu Ly, Bụt Dược Sư, hay Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai…
Trong cõi phía Đông hay còn gọi là cõi Tịnh Lưu Ly thì phật dược sư đại diện cho quả Bụt. Hình ảnh của Phật Dược Sư ghi vào trong lòng chúng sinh đó là một vị Phật với tay phải giữ Ấn Thí Nguyện và tay trái sẽ cầm thuốc chữa bệnh. Biểu tượng của Ngài gắn liền với tất cả y dược trên khắp thế gian. Sự xuất hiện của Ngài sẽ góp phần xua đi các loại bệnh khổ đau của chúng sinh.
Kinh dược sư là gì?
Kinh Dược Sư hay còn có tên gọi khác đầy đủ hơn đó là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Xét về mặt nguồn gốc từ bản dịch chữ Hán thì kinh Dược Sư được dịch bởi ngài Huyền Trang. Còn đối với bản tiếng Việt thì có nhiều câu văn, cụm từ được hoán đổi cho nhau nhằm mang đến sự mạch lạc hơn.
Khi xét về kết cấu thì kinh dược sư bao gồm có 17 phần. Trong đó mỗi phần sẽ mang sẽ mang đến những tiêu đề khác nhau của pháp trị liệu khổ đau vật chất, cũng như pháp trị liệu khổ đau về tinh thần.
Nguồn Gốc và Lịch Sử
Kinh Dược Sư được truyền tụng và gìn giữ trong các truyền thống Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Kinh này được ghi chép và dịch từ các kinh điển gốc tiếng Phạn sang tiếng Hán và sau đó được truyền bá rộng rãi khắp châu Á.
Ý nghĩa kinh dược sư
Trong thiên nhãn thông, Đức Phật cho rằng cách đây khoảng hơn 10 căn dà sa có một cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly, ở đó Đức Phật Dược Sư làm giáo chủ.
“Căn dà sa” có nghĩa là cát sông Hằng, các phật tử sẽ hiểu rằng cõi Phật này xa vô tận.
Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai có ý nghĩa rất lớn. Bởi lẽ vị Phật này lấy hiệu là thầy thuốc để mang đến lòng thương cảm từ tâm của một vị Phật từ bi đến tất cả mọi chúng sanh trên thế gian này. Phật Dược Sư đã lấy pháp dược để cứu mọi khổ đau, muộn phiền, bệnh tật của chúng sanh đang gồng mình gánh chịu trong sự luân hồi đã trở thành quy luật tất yếu của cuộc đời.
Để đạt đến vị quả Như Lai thì các vị Phật phải hành Bồ Tát đạo.
Có nghĩa là phải đặt mọi quyền lợi của chúng sanh làm sự nghiệp cứu độ, dùng tâm từ bi làm chuẩn mực đi đầu. Chính vì vậy vị Phật nào hành Bồ Tát đạo đều phải tiến hành phát nguyện. Cụ thể Đức A Di Đà phát có đến 48 lời nguyện, Quan Thế Âm Bồ Tát phát 12 đại nguyện, Đức Địa Tạng phát thệ nguyện.
Ở đây những lời nguyện được hiểu là những lý tưởng, những ước nguyện của các vị Bồ Tát ấy. Với Đức Phật Dược Sư, Ngài đã phát đến 12 lời nguyện đã dùng rất nhiều phương tiện để độ cho chúng sanh khắp thế gian. Những lời nguyện của Đức Phật với tâm niệm mang đến những lợi ích, điều bình an may mắn cho chúng sanh thoát khỏi cuộc bể dâu của cuộc đời.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác thì cũng có rất nhiều phật tử còn có phần hoài nghi về những điều được ghi lại trong kinh dược sư. Bởi lẽ có những lời cầu nguyện còn chưa được như mong muốn, còn một số điểm còn mâu thuẫn so với lời nguyền. Chính vì vậy quý vị nên hiểu trọn vẹn về kinh này để không còn phải hoài nghi bất cứ điều gì.
Hướng dẫn cách tụng Kinh Dược Sư tại nhà đúng
Tụng kinh Dược Sư bất kể phật tử là gái hay trai, già hay trẻ đều có thể tự tụng kinh Dược Sư tại nhà. Mỗi phật tử khi trì tụng kinh đều phải giữ cho mình một tâm hồn thanh tịnh, chân chính. Khi ngồi, đứng phải giữ thân cho ngay thẳng. Khi lạy hay lúc quỳ thì thân phải thực sự trang nghiêm. Khi trì tụng điều tiết giọng nói đủ nghe.
Một lòng tôn thờ đức Phật Dược Sư. Khi tụng kinh các phật tử cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ, trang phục gọn gàng, cung kính đảnh lễ, hương hoa, đèn nến… Phải thể nhập được những ý nghĩa trong từng câu chữ. Thành khấn bằng một thái độ thành kính từ 7 ngày đến 7 tuần thì những nguyện ước chân chính của quý vị sẽ như ý, viên mãn.
Phật tử tu học, hành trì phải giữ gìn giới hạnh thanh bạch, sống đời đạo đức, khiêm tốn, kết giao bạn lành, hoan hỷ bao dung, tán dương người thiện, tuỳ hỷ bao dung, từ bỏ tham lam, siêng năng bố thí, chia sẻ giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn, thương xót mọi loài, phóng sinh giúp vật, không xa hoa, lãng phí…
Cách tụng niệm Kinh Dược Sư
Tụng niệm Kinh Dược Sư thường được thực hiện trong các buổi lễ cầu an, cầu sức khỏe và trong những buổi tu tập hàng ngày. Người tu tập cần một không gian yên tĩnh, tâm trí thanh tịnh và sự tập trung cao độ. Dưới đây là một đoạn trích tiêu biểu từ Kinh Dược Sư:Có 2 cách tụng niệm kinh dược sư mà quý phật tử có thể tham khảo như sau:
– Lạy sám hối. Trong đó buổi sáng lạy sám hối, buổi tối trì 108 lần đối với chú Dược Sư và 21 lần cho chú đại bi.
– Trường hợp khác nếu không thể lạy sám hối thì buổi sáng quý phật tử sẽ thực hiện trì 108 lần chú Dược Sư. Buổi tối tiếp tục niệm 108 lần Chú Dược Sư hoặc trì 21 lần Chú Đại Bi.
Tác Dụng và Lợi Ích
- Sức Khỏe: Tụng niệm Kinh Dược Sư có thể giúp người tụng cảm nhận được sự an lạc, giảm bớt căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.
- Tâm Linh: Kinh này giúp người tu tập tăng cường đức tin, lòng từ bi và sự kiên nhẫn, từ đó nâng cao chất lượng đời sống tâm linh.
- Xã Hội: Khi nhiều người cùng tụng Kinh Dược Sư, năng lượng tích cực được tạo ra, lan tỏa sự an lành và tình yêu thương đến cộng đồng xung quanh.
Tải kinh Dược Sư
Như vậy trong cõi nhân gian những phật tử có những điều muộn phiền khó có thể chia sẻ. Lúc này các phật tử càng trì nhiều càng tốt. Tâm trí thành một lòng nguyện cầu các phật tử chuyên trì từ 1 – 3 năm sẽ cầu được ước thấy như ý.
>>> TẢI KINH DƯỢC SƯ
Bài viết mới cập nhật
Tìm hiểu về 5 Anh Em Kiều Trần Như
Trong lịch sử Phật giáo, 5 anh em Kiều Trần Như ...
Giới Thiệu về Chú Đại Bi và Chú Đại Bi Tiếng Việt 84 biến
Chú Đại Bi, hay còn gọi là “Đại Bi Tâm Đà ...
Thích Nhất Hạnh: Thiền Sư và Người Truyền Cảm Hứng Hòa Bình
Giới Thiệu Về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Thích Nhất Hạnh ...
Ý nghĩa của việc thỉnh và thờ tượng Phật
1. Ý nghĩa của việc thỉnh và thờ tượng Phật Việc ...