
Tôn Tượng Quan Âm Tự Tại – Mỹ thuật Buddhist Art
TRUNG TÂM SÁNG TÁC MỸ THUẬT PHẬT GIÁO BUDDHIST ART nhận đặt thi công tất cả các sản phẩm liên quan đến tượng phật, trong đó có tượng Quan Âm, Tượng Quan Âm Tự Tại…
Tôn tượng được cẩn chế tỉ mỉ, tinh tế dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân giàu kinh nghiệm và các bạn đồng tu. Cùng với sự tham gia của quý Phật Tử, Tăng Ni… am hiểu sâu sắc Phật Pháp cố vấn để cho ra đời những tác phẩm, thẩm mỹ đỉnh cao của nghệ thuật. Tôn vinh được đầy đủ diện tướng báu của một pho tượng thành một kiệt tác đích thực.
Chúng tôi sẽ thực hiện bất kỳ dự án ý tưởng nào dù khó khăn đến đâu.
Chất liệu và kích thước đa dạng, tùy theo sự lựa chọn của quý vị!
————————————————————————————————————————————
LIÊN HỆ
Tìm hiểu về Quan Âm Tự Tại (Quán Tự Tại)
“Quán tự tại” là một trong những danh hiệu của ngài Quán Thế Âm bồ tát. Danh hiệu đó mang ý nghĩa rằng: Chỉ cần bạn biết quán chiếu chính mình, nhận chân được rõ ràng chính mình, thì ngay giờ phút đó bản thân bạn đã thành tựu được tự tại rồi.
Quan Âm Tự Tại là vị Bồ Tát thực hành Trí tuệ Bát Nhã thâm sâu, quan sát đối tượng Đương Thể Tức Không và không bị một chướng ngại bởi các yếu tố giả hợp, tạo thành cái ảo tưởng của đương thể. Theo ý nghĩa khác, vị Bồ Tát này quán sát tất cả các Pháp tự do tự tại, tất cả công đức hợp với chúng sinh, khiến cho họ xa rời bể khổ, đạt đến sự an vui hỷ lạc. Bồ Tát quán rõ các Pháp thế gian là huyễn hoá, đồng thời điều dụng được toàn bộ Danh Pháp của thế gian một cách vô ngại.
Lại nữa, do Ngài quán biết căn cơ của chúng sinh, vị Bồ Tát này có đầy đủ BI TRÍ, LÝ SỰ vô ngại. Quan Thế Âm là một vị Bồ tát bổ xứ, là Đẳng giác Bồ tát, không một nơi u tối, khổ đau nào mà ánh sáng từ bi của Ngài không soi thấu, mà nói đầy đủ là Ngài có mười thứ tự tại, cho nên gọi Ngài là Bồ tát Quán Tự Tại.

Ngoài ra trong Phật Giáo thường gọi Quán Thế Âm là đứng về mặt tu nhân.
Vì Bồ tát Quán Thế Âm khi còn ở địa vị tu nhân, thì Ngài dùng nhĩ căn để tu, gọi là : “Phản văn văn tự tính”, có nghĩa là Ngài nghe lại tính nghe của chính mình.
Thông thường, chúng ta khi nghe tiếng là chạy theo tiếng, phân biệt tiếng hay tiếng dở… Ít có ai nghe lại tính nghe của mình. Tiếng thì lúc có lúc không, còn tính nghe thì thường hằng không bao giờ vắng mặt với mình. Nhưng khổ nỗi là tất cả chúng ta đều nhận ở nơi tiếng mà quên mất tính nghe thường hằng. Do đó, trong Kinh Lăng Nghiêm Phật quở là: “Quên mình theo vật.”
Bồ tát Quán Thế Âm nhờ ứng dụng tu đúng phương pháp Phật dạy: “Phản văn văn tự tính” mà Ngài chứng được Nhĩ căn viên thông, hoàn toàn làm chủ chính mình… tới lui tự tại vô ngại, bấy giờ gọi Ngài là Quan Âm Tự Tại (Quán Tự Tại). Như vậy, danh xưng Quán Tự Tại là đứng về phương diện quả vị mà nói.
Ý nghĩa thời Phật Quan Âm Tự Tại tại gia:
Con người tự tại trước cuộc sống. Đối mặt với cuộc đời nhẹ nhàng hơn. Bình thản trước mọi khó khăn, lý vô thường. Bình thản với đạo nghĩa nhân quả. Vô tư với được và mất. Làm con người sống đúng nghĩa và bao dung. Giúp chúng sinh buông bỏ tham, sân, si mà tu tập. Sớm thoát các đường ác, bể khổ….
Theo lời bình giảng của Tinh Vân Đại Sư
Trong mối quan hệ giao tiếp, nếu như bạn có đủ năng lực quán chiếu đến giữa mình và người khác là một “Nhân ngã không hai” thì có điều gì là không tự tại? Nếu như quán chiếu cảnh giới mà tâm bạn không bị ngoại cảnh chi phối, mà biết làm chủ tâm mình, khiến chuyển hóa được cảnh giới trở nên tốt đẹp hơn. Thì thử hỏi có cảnh nào là cảnh khiến bạn không tự tại?
Khi đối diện với bất kỳ sự việc nào, cho dù là phức tạp khó khăn đến mấy, nhưng nếu bạn luôn biết nhìn nó với cái nhìn ung dung tự tại. Thì việc gì là việc khiến cho bạn không tự tại! Nếu ta quán chiếu tư duy và vận hành được đạo lý “Bình thường Tâm thị Đạo” trên, thì trong bất kỳ tình huống ứng xử nào, đạo lý huyền diệu kia cũng sẽ mở rộng cửa đưa chúng ta vào thế giới nội tâm huyền diệu. Và tất tự nhiên ta sẽ hiểu rõ được: Tự tại, nơi nơi cầu tự tại, chỉ cần tâm mình tự tại thì tất cả mọi cảnh giới tất sẽ tự tại. Và dĩ nhiên vạn vật tự nhiên sẽ trở thành tự tại mà thôi.
Sống ở đời, nếu có vật chất của cải mà đời sống không được tự tại thì cuộc sống đó có gì đáng an vui?
Thế nhưng, con người trên thế gian, cái “có” kia, thông thường chỉ là “cái có chướng ngại”, “có phiền não” mà thôi. Nhiều người giàu có, kho vàng bể bạc nhiều đến nỗi thân tâm không được tự tại an vui. Cuộc sống luôn trong sự phập phồng lo sợ. Cho đến khi lập gia đình, khi có được tình yêu, có danh vị chức tước, nhưng cuộc sống vẫn luôn luôn là cuộc sống nô lệ. Bởi vì con người đó chỉ biết tìm lấy “cái có của dục vọng, của điên đảo vọng tưởng”.
Những nhân vật có quyền lợi chính trị, khi đối đầu với những vấn đề gay cấn thường hay vò đầu bức tai, biểu hiện dáng vẻ bất an thống khổ. Người có công ty đồ sộ, nhưng khi dòng tiền lưu chuyển không linh hoạt thì tâm trí xáo trộn. Bất an lo lắng đến mất ăn mất ngủ, thần sắc bơ phờ, đứng ngồi không yên.
Trong cuộc sống nếu chúng ta vừa có được tiền tài, danh vị, lại vừa có được cuộc sống tự tại an vui thì đương nhiên đó là cuộc sống lý tưởng tuyệt vời.

Nhưng nếu chỉ đạt được cái danh lợi vật chất thế gian, mà tâm hồn không được an nhiên thanh thản, thì thử hỏi cuộc sống ấy có ý nghĩa gì chăng?
Ta thử nhìn lại thời còn ấu thơ, ta thường có cha mẹ quản giáo. Và ta thường cho rằng cuộc sống ta không được tự do. Đến khi trưởng thành, lập gia đình, gặp phải sự đòi hỏi của đôi bên nội ngoại, như cảm thấy như trăm ngàn sợi dây vô hình gò bó, trói buộc, không tự tại. Rồi với bao nhiêu ràng buộc của công việc, lại cảm thấy biết bao điều phức tạp phiền muộn, khiến thân tâm bao nỗi lo toan mệt mỏi, không phút thanh thản.
Từ đó mà thấy được thành tựu cuộc sống ý nghĩa là sinh hoạt thường nhật biết nắm bắt kỹ năng hỷ xả, buông xả, tôi luyện mình phong thái thân tâm tự tại.
Khi đứng trước nhân ngã, thị phi bạn giữ được thân tâm tự tại?
Đứng trước danh lợi phú quý chúng ta vẫn được tâm an tĩnh, tự tại? Hoặc đứng trước sinh, lão, bệnh, tử, liệu chúng ta có giữ vững được tâm thái an nhiên tự tại?
Nếu tâm trí ta không tự tại, thì cho dù có nhiều tiền của đi nữa, cũng chỉ là gia tăng thêm sự trói buộc mà thôi! Nếu như ta đứng trước 8 ngọn gió: tán dương ca tụng, hiềm khích, hủy báng, danh dự, lợi dưỡng, suy tàn khổ đau và khoái lạc độc hại kia mà tâm ta vẫn không bị lay động thì có thể nói rằng chúng ta đã thành tựu được đức hạnh tự tại. Và ngay lúc đó chẳng phải chính mình là đức “Quán Tự Tại” đó sao!…
Mời bạn xem các sản phẩm khác về tượng quan tâm tại: https://buddhismart.com.vn/tuong-quan-am-bo-tat/
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tượng Quan Âm Tự Tại – Mã số 02”