Buddhist Art nhận sáng tác, thi công, tôn tạo tất cả các tượng phật, phù điêu, tranh vẽ phật giáo… trong đó có tượng TƯỢNG 18 VỊ LA HÁN theo yêu cầu. Tượng được tạo mẫu trên đất sét và hoàn thiện trên mọi chất liệu, với kích thước tùy ý quý vị!
MỘT SỐ MẪU THAM KHẢO TƯỢNG 18 VỊ LA HÁN:
ĐẶT TƯỢNG LIÊN HỆ:
- Hotline (Zalo): 0338.526.733
TƯỢNG 18 VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG CAO 1,9 MÉT
Tượng 18 vị La hán thường dùng để thờ tại nhiều chùa chiền tại Việt Nam. Các mẫu tượng 18 vị La Hán thường được đặt thờ chung cả 18 vị trong các chùa, ngoài ra có thể mỗi vị sẽ được thờ riêng tùy vào sở thích thẩm mỹ của mỗi người. Trong nghệ thuật các vị La Hán thường được thể hiện ở 3 loại hình: tượng, tranh vẽ và phù điêu.
Tượng 18 vị La Hán đẹp có cách bài trí sắp đặt: chia làm hai dãy, mỗi bên có 9 vị ở hai bên, tượng La Hán ở miền Bắc thường trong tư thế ngồi trên loại bệ tự nhiên như tảng đá, mô đất, gốc cây. Còn ở miền Nam, các tượng La Hán thường trong tư thế cưỡi trên lưng các con thú.
Nét độc đáo của các mẫu tượng 18 vị La Hán đẹp chính là ở các tư thế, hình dáng, nét mặt, cử chỉ nội tâm của các vị, mỗi vị mang một vẻ rất sinh động và gần gũi: vị ngồi, vị đứng, vị chau mày… thể hiện sự tôn nghiêm và cao quý. Mỗi người có một thế tu, chân tu để hóa thánh riêng. Các vị đã trở thành hình tượng nghệ thuật được sáng tác cả trong thơ, nổi tiếng với bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây phương”.
Địa chỉ cung cấp tượng phật uy tín:
Trung tâm sáng tác, trưng bày mỹ thuật Phật giáo Buddhist Art có sự am hiểu rất rõ về chất liệu của các loại tượng này. Có thể tượng được làm bằng đá tự nhiên, tạo mẫu trên đất sét và đổ khuôn, tạo tượng bằng composite, hoặc điêu khắc trên gỗ… tất cả đều đa dạng về kích thước và giá thành thì rất cạnh tranh.
- Có thể bạn quan tâm: Tượng Hộ Pháp Thiên Vương
LIÊN HỆ:
TRUNG TÂM SÁNG TÁC MỸ THUẬT PHẬT GIÁO BUDDHIST ART
Địa chỉ: 919/3G An Phú Đông 3, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Email: mythuatbuddhismart@gmail.com
Hotline: 0338526733
Fanpage: https://www.facebook.com/tuongphatbuddhistart
Về 18 vị La hán chùa Tây Phương:
Theo lịch sử, khi Phật giáo trở nên phổ biến, những bậc thánh tăng la hán cũng dần dần đi vào dân gian, sống gần gũi với nhân dân. Lúc đầu, mọi người chỉ thấy hiếu kỳ và yêu thích hình tướng kỳ lạ khác thường của các ngài. Cùng với khả năng phi hành biến hóa pháp lực vô biên thì ca ngợi tán thán tỏ lòng ngưỡng mộ. Cảm được tấm lòng từ bi, vị tha, cứu nhân độ thế của các ngài thì tỏ niềm cung kính.
La Hán là đệ tử đắc đạo của Phật, là chính quả có tu hành cao nhất trong Phật giáo. Các vị đã tu đến cảnh giới La Hán tức là đã đoạn tận buồn phiền của tam giới, diệt trừ những điều đã thấy, vĩnh viễn giải thoát luân hồi. Về mặt ý nghĩa, La Hán có thể coi là Vô Cực Quả hoặc Giải Vô Học Quả, biểu thị đã đạt tới cực điểm, học hết mọi thứ, không có gì không thể học rồi.
Ý nghĩa 18 vị La Hán:
A la hán chỉ là phiên âm từ tiếng Phạn Arahat. Chữ Arahat hay A la hán có 3 nghĩa: Sát tặc, Vô sanh và Ứng cúng.
– Sát tặc:
Là giết sạch hết giặc phiền não trong tâm. Bọn giặc phiền não chúng nó hung tợn dữ dằn lắm. Những thứ phiền não gốc ngọn gì, các Ngài cũng đều giết sạch hết, nên gọi là sát tặc.
– Vô sanh:
Đồng nghĩa với Niết bàn. Nghĩa là các Ngài đã đạt được một trạng thái tâm lý yên tịnh không còn sanh diệt nữa. Nói rõ, là các Ngài không còn sanh tử luân hồi.
– Ứng cúng:
Là các Ngài thật xứng đáng cho trời người cúng dường.
Tượng 18 vị La Hán đẹp:
Dưới đây là 18 hình ảnh minh họa về Các mẫu tượng 18 vị La Hán đẹp mà Buddhism Art xin được giới thiệu tới quý Thầy, sư cô, quý phật tử, các bạn đồng tu… Mỗi hình ảnh đều thể hiện mức độ tinh xảo khác nhau:
1. La Hán Ba Tiêu:
Tên gốc của Ngài là Phạt – na – bà – tư. Tương truyền lúc hạ sinh Ngài mưa to dữ dội, sấm chớp đùng đùng. Khi xuất gia Phật, Ngài thích tu tập trong núi rừng, thường đứng dưới các cây chuối nên còn được gọi là La-hán Ba Tiêu. Trong chư vị La Hán, Phạt-na-bà-tư là vị La-hán thứ mười bốn, ngài và 1.400 vị La-hán thường ở trong núi Khả Trụ.
2. La Hán Bố Đại: Tên thật của Ngài là Nhân – yết – đà.
Tương truyền La Hán Bố Đại là người bắt rắn ở Ấn Độ, xứ này nhiều rắn độc hay cắn chết người. Ngài bắt chúng, bẻ hết những răng nanh độc rồi phóng thích lên núi. Hành động ấy phát xuất bởi lòng từ cao độ, nên Ngài được xem như biểu trưng của từ bi. Khi tu thành chính quả, Ngài thường mang một túi vải bên mình để đựng rắn. Theo chư vị La Hán, Ngài là vị La-hán thứ mười ba, thường cùng 1.300 vị A-la-hán trụ trong núi Quảng Hiếp
3. La Hán Cử Bát: Tên thật của Ngài là Ca – nặc – ca – bạt – ly – đọa – xà.
Ngài được đức Phật giao phó giáo hóa vùng Đông Thắng Thần Châu. Trong 18 vị la hán ngài là vị La-hán thứ ba, thường cùng 600 vị A – la – hán trú tại Đông Thắng Thần Châu
4. La Hán Hàng Long: Tên thật Nan – đề – mật – đa – la
Ngài là vị Đại La-hán thần thông quảng đại, đạo hạnh trang nghiêm. Trung Hoa dịch Khánh Hữu, ra đời sau Phật diệt độ 800 năm, cư trú tại nước Sư Tử. Nan – đề – mật – đa – la là vị La – hán thứ 17, do mọi người tưởng nhớ công ơn ngài nói ra Pháp Trụ Ký.
5. La Hán Khai Tâm: Tên thật là Thú – bác – ca
Vốn là một Bà – la – môn nổi danh, khi xuất gia, trải qua bảy năm khổ hạnh, Ngài chứng quả A – la – hán. Vì muốn kỷ niệm nhân duyên đo Phật mà xuất gia ngộ đạo, Ngài lấy cây sào lúc trước, đi đến chỗ cũ nói:“Nếu Phật pháp là chân lý ngàn đời thì xin cây sào này mọc lại và sinh trưởng ở đây”. Nói xong, Ngài cắm cây sào xuống đất. Cây sào bỗng nẩy chồi ra lá. Thời gian sau từ chỗ đó mọc lên một rừng trúc tốt tươi lan rộng cả vùng, người ta gọi nơi ấy là Trượng Lâm. Theo Pháp Trụ Ký, ngài Thú-bác-ca là vị La-hán thứ chín, thường cùng 900 vị La-hán trụ trong núi Hương Túy.
6. La Hán Kháng Môn: Tên thật của Ngài là Chú – trà – bán – thác – ca
Ngài là 1 tấm gương cần cù nhẫn nại. Ngài không thông minh nên khi xuất gia ngài không tiếp thu được Phật pháp, sau này được sự chỉ dạy của Thế Tôn, ngài thực hành pháp môn quét rác với cây chổi trên tay. Nhờ sự kiên trì, dốc tâm thực hành lời dạy của Phật, quét sạch mọi cấu uế bên trong lẫn bên ngoài, Ngài đã thành chánh quả. Theo Pháp Trụ Ký, Tôn Giả là vị La-hán thứ 16 trong 18 vị la hán mà ai cũng biết, cùng với 1.600 vị A-la-hán thường trú tại núi Trì Trục.
7. La Hán Khánh Hỷ: tên thật là Yết-nặc-ca-phược-sa
Ngài thường đi du hóa khắp nơi với gương mặt tươi vui và dùng tài thuyết pháp để chiêu phục chúng sanh. Thấy mọi người thường vô ý gây việc ác sẽ bị xuống địa ngục, nên khi thuyết pháp ngài dùng giáo lý nhân quả thiện ác, giúp chúng sanh phân biệt rõ ràng để sửa đổi. Bằng cách giảng dạy chân thật, Tôn Giả suốt đời như ngọn hải đăng đem ánh sáng Phật pháp soi rọi nhân sinh. Theo Pháp Trụ Ký, ngài là vị La hán thứ 2, thường cùng 500 vị La-hán trụ tại nước Ca-thấp-di-la (Kashmir)
8. La Hán Khoái Nhĩ: Ngài tên là Na-già-tê-na hay còn gọi là Na Tiên.
Na-già-tê-na sinh trưởng ở miền Bắc Ấn là bậc La-hán nổi tiếng về tài biện luận.Na-già-tê-na chuyên tu về nhĩ căn, tranh tượng của Ngài mô tả vị La-hán đang ngoáy tai một cách thú vị. Mọi âm thanh vào tai đều giúp cho tánh nghe hiển lộ, rất thường trụ và rất lợi ích. Từ nhĩ căn viên thông phát triển thiệt căn viên thông, trở lại dùng âm thanh thuyết pháp đưa người vào đạo, đó là ý nghĩa hình tượng của tôn giả Na Tiên. Theo Pháp Trụ Ký, Ngài cũng là vị La-hán thứ mười hai, thường cùng 1.200 vị A-la-hán trụ trong núi
9. La Hán Kỵ Tượng: Tên thật ngài là Ca-lý-ca
Trước khi xuất gia làm nghề huấn luyện voi. Khi Tôn giả chứng quả A-la-hán, đức Phật bảo Ngài nên ở tại quê hương mình để ủng hộ Phật pháp. Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Ca-lý-ca là vị La-hán thứ bảy, cùng với 1.000 vị A-la-hán luôn thường trụ tại Tăng Già Trà Châu (Tích Lan).
10. La Hán Phục Hổ: Tên của Ngài là Đạt-ma-đa-la
Người ở núi Hạ Lan tỉnh Cam Túc. Ngài thường du hóa trong nhân gian, giảng kinh thuyết pháp, gặp tai nạn liền ra tay cứu giúp. Tôn giả ba lần thu phục một con hổ dữ đem nó về núi cho tu, đi đâu thì dẫn theo. Bên cạnh hình tượng Ngài người ta vẽ thêm một con hổ, Ngài thành danh La-hán Phục Hổ.La-hán Hàng Long và La-hán Phục Hổ là hai vị được đưa thêm vào danh sách Thập Lục La-hán, để trở thành một truyền thuyết vĩnh viễn được tôn thờ
11. La Hán Quá Giang: Tên của Ngài là Bạt-đà-la
Vì mẹ Ngài hạ sanh Ngài dưới cây Bạt-đà, tức là cây Hiền. Tiếp nhận lời Phật dạy, Tôn giả hành trì theo ý nghĩa đích thực của việc tắm rửa, siêng năng gột rửa tâm nên chẳng bao lâu chứng quả A-la-hán. Từ đó tắm rửa là một pháp tu hữu dụng thiết thực mà Tôn giả thường khuyên dạy mọi người. Các tự viện Trung Hoa thường thờ hình tượng Ngài trong nhà tắm để nhắc nhở ý nghĩa phản tỉnh tư duy.Tôn giả cũng thường dong thuyền đi hoằng hóa các quần đảo của miền đông Ấn Độ như Java, Jakarta… nên được mang tên La-hán Quá Giang.Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La-hán thứ sáu, thường cùng 900 vị A-la-hán trụ tại Đam-một-la-châu
12. La Hán Thác Tháp: Tên của Ngài là Tô-tần-đà.
Hình tượng Ngài được tạo với bảo tháp thu nhỏ trên tay, tháp là nơi thờ xá-lợi Phật, giữ tháp bên mình là giữ mạng mạch Phật pháp, vì thế Ngài được gọi là La-hán Nâng Tháp.Theo Pháp Trụ Ký, ngài Tô-tần-đà là vị La-hán thứ tư, thường cùng 700 vị A-la-hán phần nhiều trụ ở Bắc Câu Lô Châu
13. La Hán Thám Thủ: Ngài tên là Bán-thác-ca thu
Ngài thường tùy hỷ hóa độ chúng sanh. Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Bán-thác-ca là vị La-hán thứ mười, Ngài thường cùng 1.100 vị A-la-hán trụ ở Tất-lợi-dương-cù-châu.
14. La Hán Tiếu Sư: Tên của Ngài là Phạt-xà-la-phất-đa-la.
Ngài làm nghề thợ săn, thể lực rất tráng kiện, một tay có thể nâng một con voi, hoặc nắm một con sư tử ném xa hơn 10 mét. Mỗi khi muông thú chạm mặt Ngài, chúng đều hoảng sợ lánh xa. Sau khi xuất gia, Ngài nỗ lực tu tập, chứng quả La-hán. Lại có một con sư tử thường quấn quýt bên Ngài, do đó Ngài được biệt hiệu La-hán Đùa Sư Tử.Theo Pháp Trụ Ký, ngài là vị La-hán thứ 8, thường cùng 1.100 vị La-hán? trụ ở châu Bát-thích-noa.
15. La Hán Tĩnh Tọa: Tên của Ngài là Nặc-cù-la.
Trên vách hang thứ 76 của động Đôn Hoàng có vẽ hình tượng Ngài ngồi kiết già trên phiến đá. Theo truyền thuyết, Ngài thuộc giai cấp Sát-đế-lợi sức mạnh vô song, đời sống chỉ biết có chiến tranh chém giết. Khi theo Phật xuất gia, Ngài đạt quả A-la-hán trong tư thế tĩnh tọa.Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Nặc-cự-la được xếp vào vị trí La-hán thứ năm, Ngài thường cùng 800 vị A-la-hán trụ ở Nam Thiệm Bộ Châu.
16. La Hán Tọa Lộc: Ngài tên là Tân-đầu-lô-phả-la-đọa
Xuất thân dòng Bà-la-môn, là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền. Ngài thích xuất gia nên rời bỏ triều đình vào rừng núi nỗ lực tu tập, sau khi chứng Thánh quả cỡi hươu về triều khuyến hóa vua, nhân đó được tặng danh hiệu La-hán Cỡi Hươu.Tôn giả Tân-đầu-lô là một vị La-hán rất gần gũi nhân gian, Pháp Trụ Ký xếp Ngài là vị La-hán thứ nhất, thường cùng 1.000 vị La-hán trụ ở Tây Ngưu Hóa Châu
17. La Hán Trầm Tư: Ngài chính là La-hầu-la.
Sau khi theo Phật xuất gia, nhờ sự giáo dưỡng của Thế Tôn, Ngài bỏ dần tập khí vương giả và thói xấu trêu ghẹo người, nỗ lực tu tập để chứng Thánh quả. Ngài luôn khiêm cung nhẫn nhục, không thích tranh cãi hơn thua, phòng của mình bị người chiếm ở, Ngài lẳng lặng dời vào nhà xí ngủ qua đêm. Đi khất thực bị bọn côn đồ ném đá trúng đầu chảy máu, Ngài lặng lẽ đến bờ suối rửa sạch rồi tự tay băng bó. Tín chủ cúng cho Ngài một tịnh thất, ít lâu sau đòi lại đem cúng người khác, Ngài cũng bình thản dọn ra khỏi phòng.Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị la-hán thứ mười một, thường cùng 1.100 vị A-la-hán trụ ở Tất-lợi-dương-cù châu.
18. La Hán Trường Mi: Ngài là A-thị-đa
Thuộc dòng Bà-la-môn nước Xá-vệ. Theo truyền thuyết khi Ngài mới sanh ra đã có lông mày dài rủ xuống, điều báo hiệu kiếp trước Ngài là một nhà sư. Sau khi theo Phật xuất gia, Ngài phát triển thiền quán và chứng A-la-hán.Pháp Trụ Ký xếp Ngài là vị La-hán thứ mười lăm, thường cùng 1.500 A-la-hán trụ trong Linh Thứu Sơn.
admin –
Đẹp xuất sắc