Sự tích Phật Thích Ca

Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật được thờ phụng ở vị trí trung tâm của tất cả các ngôi chùa. Ông chính là vị Phật vĩ đại nhất, là niềm tin của hàng triệu tín đồ Phật Giáo trên thế giới. Vậy thì Phật Thích Ca Mâu Ni là ai? Cuộc đời và sự nghiệp Phật hành của ông như thế nào? Ắt hẳn quý vị nào có tâm tu đạo đều ít nhiều nắm được.

Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?

Phật Thích Ca Mâu Ni còn có hiệu là Phật Tổ Như Lai, Như Lai Phật hoặc nhiều người gọi ngắn gọn là Phật Tổ. Ông được xem là người sáng lập ra đạo Phật từ thuở sơ khai.

Các nhà khảo cổ học và nghiên cứu Phật học đã chứng minh được rằng Phật Thích Ca Mâu Ni có tồn tại. Ông chính là Thái Tử Tất Đạt Đa của nước Cồ Đàm, một quốc gia thuộc vùng Ấn Độ xa xưa.

Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm

Tất Đạt Đa Cồ Đàm được phiên âm từ tiếng Phạn, Siddhārtha Gautama. Siddhārtha có ý nghĩa là “thành tựu chúng sinh”. Tất Đạt Đa là con trai của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-da thuộc gia đình hoàng tộc Thích Ca (sa. śākya). Ông được sinh ra vào năm 624 trước Công Nguyên tại Ca tỳ la vệ, một vùng đất nằm trong lãnh địa Nepal ngày nay.

Hoàng hậu Ma-da sau khi sinh hạ Thái tử đã qua đời vào 7 ngày sau đó. Tất cả những người mẹ hạ sinh ra một vị Phật đều sẽ qua đời sau 7 ngày. Vì phước báu sinh ra Phật là rất lớn. Người sẽ được rũ bỏ tấm thân trần thế để tái sinh làm Thần trên cõi trời.

Khi Tất Đạt Đa được sinh ra, có một nhà tiên tri đã tiên đoán rằng sau này ngài sẽ trở thành một vị Thánh giác ngộ. Thế nhưng, Vua Tịnh Phạn mong muốn cho con trai mình kế nghiệp trở thành một vị Thánh Vương.

Ông tìm đủ mọi cách để Thái Tử Tất Đạt Đa không có cơ hội suy nghĩ đến con đường tu hành. Vì thế, từ nhỏ Tất Đạt Đa đã sống trong nhung lụa, hưởng tất cả lạc thú của nhân gian. Ông không được nhìn thấy những cảnh đau khổ, bệnh tật hoặc chết chóc.

Có rất nhiều truyền thuyết về Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Những câu chuyện liên quan đến cuộc đời ngài được dựng thành phim, vẽ thành tranh, viết thành sách. Hậu thế sau này, chỉ cần ai có lòng tìm hiểu thì đều có thể dễ dàng tìm thấy nhiều tư liệu.

Quá trình tu hành và giác ngộ

Tuy Đức Vua Tịnh Phạn đã làm mọi cách nhưng duyên Phật được dự báo trước của Thái Tử là không thể tránh khỏi. Sau 4 lần đi thăm 4 nơi cổng thành, Thái Tử nhìn thấy được những khổ đau, người già, bệnh tật, chết chóc.

Điều đó đã thôi thúc quyết tâm tu hành của Thái Tử Tất Đạt Đa. Trong một đêm thanh vắng, ông lặng lẽ rời bỏ hoàng cung, đi theo con đường khổ tu. Trong quá trình tham gia tu hành cùng các bậc đạo sư khổ hạnh, Tất Đạt Đa nhanh chóng đạt được cấp Thiền Vô sở hữu xứ. Đây là trạng thái gần như siêu việt của thiền định.

Thế nhưng, Tất Đạt Đa vẫn chưa thể tìm thấy câu trả lời cho việc giải thoát mọi khổ đau. Ông nhận thấy đây không phải là con đường tu hành mà ông mong muốn. Tất Đạt Đa quyết tâm tự tìm con đường tu hành cho riêng mình sau 6 năm tu khổ hạnh.

Ông rời bỏ các vị đồng tu, bỏ cách khổ tu và ăn uống trở lại bình thường. Trong giai đoạn tu đạo sau này, ông đi đến nhiều nơi, chứng kiến nhiều nhân tình thế thái.

Cuối cùng, ông tìm đến một gốc cây bồ đề để thực hành các pháp thiền định. Tại đây, Thái Tử đã lần lượt chứng đắc các đạo quả, tìm thấy đâu là nguyên nhân của khổ đau, cách thoát khỏi ải khổ.

Theo lịch sử, đó là ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch năm 589 Trước Công Nguyên. Thái Tử Tất Đạt Đa hoàn toàn giác ngộ, trở thành vị Phật toàn giác. Ông trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với Phật hiệu là Như Lai.

Sự nghiệp Phật học

Sau khi giác ngộ, Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục ngồi thiền định thêm 49 ngày dưới gốc cây bồ đề. Sau đó ngài quyết định đi đến nhân gian thuyết pháp, giảng đạo, giúp đỡ chúng sinh tìm thấy sự giải thoát cho mọi khổ đau.

Trong suốt mấy chục năm, Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi qua rất nhiều nơi, thuyết giảng cho rất nhiều người. Ngài cũng gầy dựng được một đội ngũ đệ tử đông đảo bao gồm nam tu sĩ, nữ tu sĩ, nam cư sĩ và nữ cư sĩ.

Đức Phật tạo ra nhiều giáo phát để răng dạy đệ tử, từ đó hình thành nên một quy chuẩn pháp tắc nghiêm ngặt trong đạo Phật. Những bài thuyết giảng của ngài cũng được ghi chép lại và tạo thành một hệ thống kinh Phật giá trị cho hậu thế sau này.

Phật Thích Ca Mâu Ni nhập cõi Niết Bàn

Phật Như Lai tại thế được 80 năm, ông có đến 49 năm đi giảng đạo, truyền dạy các giáo lý Phật Pháp. Theo Phật Thích Ca thì những lời răn dạy của ông không phải là chân lý mà là phương tiện để mọi người tìm ra chân lý. Thuyết pháp của ông là ngón tay chỉ trăng, dẫn đường chỉ hướng để mọi người nhìn thấy được ánh sáng của mặt trăng.

Người nghe cần nương vào ngón tay để thấy mặt trăng, nếu cứ cố chấp nhìn vào ngón tay thì sẽ không giác ngộ được điều gì cả. Có thể nói, Phật Thích Ca chính là một vị Phật vĩ đại, khai sinh ra Phật Giới. Người dùng gần như trọn cả cuộc đời trần thế để hướng con người đến với giác ngộ.

Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn vào năm 544 Trước Công Nguyên tại thành phố Câu-thi-na của bộ tộc Malla. Ngài đã biết được điều này vào 3 tháng trước và xem nó là quả báo phải trả trong cuộc đời của mình.

Di tích của Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca nhập niết bàn, để lại cho trần thế kho tàng Phật học đa dạng cùng với Xá Lợi và các Thánh Tích. Cho đến nay những địa điểm đó trở thành những nơi du lịch tôn giáo nổi tiếng trên thế giới.

Kinh Phật

Sau khi Phật Thích Ca nhập diệt, Thượng tọa Maha Ca Diếp đã tập hợp 500 vị A la hán. Tại động Thất Diệp ở Rajagriha, ông tổ chức Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất.

Từ đó, kinh phật được ghi chép và truyền tụng lại. Đạo Phật phát triển rực rỡ, thu hút đông đảo chúng sinh quy y tam bảo. Phật giáo lan truyền rộng rãi ra các nước châu Á và trở thành một trong những tôn giáo lâu đời và lớn mạnh nhất trên thế giới.

Xá Lợi

Xá Lợi của Phật Thích Ca Mâu Ni được chia làm 8 phần để ở 8 quốc gia khác nhau. Bao gồm Magadha, Vajji, Sakya, Koliya, Buliya, Malla có 2 phần xá lị và cuối cùng là vị Bà la môn.

Tại các xứ xở đó, giáo đồ Phật giáo đã xây nên các tháp thờ xá lợi Phật. Mái đến nhiều thế kỷ sau đó, Ashoka Đại Đế đã cho tập hợp lại các xá lợi và xây cất tôn thờ.

Thánh Tích

Những nơi Phật Thích Ca Mâu Ni đi qua bây giờ trở thành thánh tích. Trong đó có 4 thánh tích quan trọng nhất. Đó là:

  • Bodh Gaya: Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Thái Tử Tất Đạt Đa chứng đạo thành Phật.
  • Kushinagar: Nơi Phật nhập về cõi niết bàn.
  • Lumbini: Vườn Lâm tỳ ni, nơi đản sinh của Phật Thích Ca.
  • Sarnath: Nơi Phật Thích Ca thuyết pháp lần đầu tiên sau khi giác ngộ.

Có thể nói, Phật Thích Ca Mâu Ni là một hình tượng vĩ đại và trường tồn trong Phật Giáo. Người đã có công khai sinh ra đạo Phật và phát dương quang đại. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Phật Giáo đã trở thành tôn giáo chính yếu của nhiều quốc gia. Nhiều người dân tin tưởng và tuân theo những thuyết pháp mà Như Lai Phật từng truyền dạy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *