Nguồn gốc của Phật Giáo

Phật Giáo là đạo giáo có một bề dày lịch sử rất lâu đời và tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới cả quá khứ, hiện tại và vị lai. Để hiểu về Phật giáo thì trước hết phải hiểu về nguồn gốc, lịch sử ra đời và phát triển của đạo. Khi hiểu rõ rồi con đường tu hành sẽ nhanh chóng đạt được chứng quả hơn. 

Sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni và nguồn gốc của Phật Giáo 

Hiểu một cách đơn giản và nôm na thì người đầu tiên khai sinh ra đạo Phật đó chính là Đức Thích Ca Mâu Ni. Câu chuyện về nguồn gốc Phật giáo cũng chính là kể về cuộc đời của đức Thích Ca. Ngài – từ một thái tử Tất Đạt Đa đạt được mọi vinh hưởng tối thượng trên cõi đời này. Đã từ bỏ ngai vàng để tìm đến con đường tu đạo. Đây là một giai thoại lưu truyền muôn đời sau để mọi đạo hữu Phật Tử lắng nghe và học hỏi. 

Tượng Phật Thích Ca
Tượng Phật Thích Ca

Sự tích ra đời 

Phụ Thân của ngài Tất Đạt Đa là Tịnh Phạn, mẫu thân là Ma Gia. Dường như định mệnh đã gắn trên vai ngài một sứ mệnh khác thường. Quá trình thụ thai của bà Ma Gia vô cùng khác lạ khi bà nằm mơ thấy con voi trắng sáu ngà đi vào bên hông bà và thế là thụ thai. Bà cũng nằm mơ nghe thấy lời tiên tri của nhà hiền triết A Tư Đà. Rằng đứa bé được sinh ra sẽ là một vị vua vĩ đại hoặc là một nhà hiền triết cao quý. 

Ngày ngài ra đời cũng là ngày mà mẫu thân của ngài qua đời ngay trong vườn Lâm Tỳ Ni. Sứ mệnh của bà Ma Gia, sứ mệnh tạo nên sự xuất hiện của đức Thích Ca đã hết. Và bà đã ra đi. Cùng lúc đó, Ngài bước đi bảy bước lúc vừa đản sanh và nói “ta đã đến nơi”.

Giai đoạn trưởng thành

Ai sinh ra trong hoàng tộc mà chẳng có một thời niên thiếu đủ đầy, hoan lạc. Ngài cũng kết hôn và trải nghiệm hết những hỷ nộ ái ố mà một người thường đều trải qua. Ngài lấy vợ là nàng  Da Du Đà La và sinh ra cậu con trai là La Hầu La. Nhưng rồi cuộc sống bình yên hưởng thụ như vậy của Ngài kết thúc vào năm 29 tuổi. Ngài đã từ bỏ hoàn toàn hiện tại từ ngôi vị, tài sản cho đến hạnh phúc của mình để trở thành một người tầm đạo. Ngài lang thang hành khất, đi tìm chân lý sống đích thực.

Con đường giác ngộ

Điều gì đã dẫn đến hành động này của ngài Tất Đạt Đa? Đó là có những hôm Ngài thị sát trong dân chúng, thấy rõ những sinh lão bệnh tử, thấy rõ những thành trụ hoại không của một kiếp người. Ngài ngày đêm trăn trở làm sao để giúp chúng sinh thoát khỏi sự khắc nghiệt, gông cùm của vô minh. Chính bản thân ngài cũng mắc kẹt trong khổ đau như thế. Và có lẽ sứ mệnh đã dẫn dắt Ngài bước tới với con đường tầm đạo. Nhờ vậy, mới có đức Thích Ca Mâu Ni mà chúng ta kính ngưỡng mỗi ngày như hôm nay. 

Lịch sử đạo Phật – quá trình hình thành của Phật Giáo

Ngài Tất Đạt Đa, sau khi khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giải thoát. Ngài đã dâng hiến toàn bộ thời gian của mình cho công cuộc hoằng hóa độ sanh. 

Ngài đã chu du khắp đất nước Ấn Độ xưa. Từ cực Bắc dưới chân núi  Himalaya, đến cực Nam bên ven sông Ganges (sông Hằng). Trong quá trình lang thang đó, ngài dần dần nhìn thấu những thứ không thấy được trước đây. Ngài đã đúc kết thành những giáo lý giải thoát sâu kín, tịch tịnh cao thượng. Đồng thời siêu lý luận, ly dục, vô ngã mà Ngài đã chứng đắc. 

Ánh sáng giác ngộ 

Ánh sáng giác ngộ dần rõ ràng hơn, Ngài cảm rõ những điều mà chúng sanh gặp phải. Đó là luôn chìm sâu vào ái dục, định kiến, chấp ngã,… nên khó có thể đạt được hạnh phúc thật sự. Ngài cũng trăn trở làm sao để chúng sanh có thể dễ dàng chấp nhận và cảm thấu những giáo lý tuyệt vời này? Lúc này, Ngài được kính gọi là Đức Thế Tôn. 

Bằng trí tuệ và giác ngộ sâu sắc của bản thân, Đức Thế Tôn thực hiện ba lần thỉnh cầu. Và phát khởi thiện nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên. Gióng lên tiếng trống Pháp – đây là thời điểm chính thức Ngài bắt đầu thực hiện sứ mạng của mình. 

Bánh xe Pháp chuyển vận ““Cửa bất tử rộng mở, cho những ai chịu nghe…”. Ngài chính thức tuyên bố với ba phương bốn cõi rằng đã tìm thấy con đường thoát khổ. Con đường dẫn đến cõi bất sanh bất diệt, cõi Niết Bàn tiêu diêu đã được khai mở. Phật Giáo chính thức ra đời từ đây và phát triển mạnh mẽ cho đến hôm nay và cả ngàn sau. 

Lịch sử Phật giáo – quá trình phát triển của đạo Phật 

Quá trình phát triển của Phật giáo được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy không tuyệt đối chính xác nhưng có thể lấy làm tư liệu tham khảo:

Giai đoạn đầu

Khi cổ xe Pháp chuyển động, ánh sáng của triết lý đã soi chiếu khắp nơi. Mặc dù Phật giáo chưa bao giờ tổ chức các phong trào truyền giáo. Nhưng những giáo huấn của đức Phật vẫn được lan truyền xa rộng. Bắt đầu chỉ mỗi tiểu lục địa Ấn Độ, sau đó lan rộng cả châu Á. 

Phật giáo khi dừng chân mỗi vùng đất mới, văn hóa mới. Đạo sẽ được thay đổi để phù hợp với tâm lý, lối sống của người dân khu vực đó. Tuy nhiên, bản chất cốt lõi và những điểm tinh túy về trí tuệ và lòng bi mẫn thì tuyệt đối không thay đổi. 

Phật giáo không hề có người đứng đầu như vua tôi, mà chủ yếu là ba ngôi Tam Bảo là Phật Pháp Tăng. Tăng ni tu sĩ là những người được học và được cảm thấu sâu sắc Phật Pháp. Họ là người giảng giải và lan tỏa Pháp đến với chúng sanh. Họ là vị lãnh tụ tinh thần cho những quý Phật tử đạo hữu. 

Giai đoạn phát triển của Phật Giáo

Phật giáo được chia làm hai nhánh chính là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Nhánh Tiểu Thừa thì nhấn mạnh hơn vào sự giải thoát cá nhân. Trong khi đó Đại Thừa chú trọng hơn đến việc tu tập toàn diện thành một vị Phật để phổ độ chúng sanh. Mỗi nhánh lại được chia làm nhiều phân nhánh khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn tồn tại ba hình thức chính là Tiểu thừa ở Đông Nam Á. Và hai nhánh Đại thừa, đó là các truyền thống Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng.

Mặc dù bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống nhưng Phật giáo vẫn lan rộng ở hầu hết các nơi một cách an hòa. Phật Thích Ca Mâu Ni đã lập ra một tiền lệ về việc chia sẻ Pháp. Đó là không kêu gọi người khác phải từ bỏ tôn giáo của mình hay cải đạo để theo Phật giáo. Ngài chỉ cố gắng truyền đạt hết những hiểu biết sâu sắc, những giác ngộ của mình đến với chúng sanh. Giúp họ vượt qua những khổ đau của chính mình, thoát khỏi vô minh và hướng đến giải thoát. Nhờ đó, Phật giáo đã phát triển bền vững cho đến hôm nay và cả mai sau. 

Thông qua sự tích Phật Thích Ca, về cuộc đời của Ngài, chúng ta đã hiểu thêm về nguồn gốc của Phật giáo, cũng như sự hình thành và phát triển của đạo. Hiểu để thêm tự hào về đạo lành mình theo, từ đó sống giữ đạo, tuân theo những giáo pháp. Và làm tấm gương cho những người xung quanh để đạo ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, thịnh vượng hơn. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *