PHẬT DƯỢC SƯ LÀ AI? TIỂU SỬ CUỘC ĐỜI CỦA NGÀI

Trong văn hóa Phật giáo, có rất nhiều chư vị Phật, Bồ Tát và La Hán cũng như câu chuyện của các Ngài được kể lại. Phật Dược Sư là một trong những vị Phật có hạnh nguyện riêng, giúp chúng sanh trị tất cả các bệnh và cứu độ chúng sanh khỏi đau khổ. Vậy câu chuyện tiểu sử của Phật Dược Sư là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về Ngài và những ý nghĩa với Phật giáo. 

Phật Dược Sư là ai 

Phật Dược Sư còn có tên gọi là Bụt Dược Sư, Dược Sư Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Quang Phật hay Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai… Phật Dược Sư đại diện cho quả Bụt ở cõi Tịnh Lưu Ly (hay còn gọi là cõi phía đông). Hình tượng của ngài thường sẽ là một vị Phật với tay phải giữ Ấn Thí Nguyện, tay trái cầm thuốc chữa bệnh.

Kinh Dược Sư có viết lại 12 lời nguyện của Ngài, cùng Bụt, Bồ Tát, 12 vị Thiên Vương Hộ Pháp, thệ cứu độ cho chúng sanh. Do đó, dân gian còn gọi Ngài với tên gọi Thật Nhị Nguyện Vương.

phật Dược Sư là ai
Phật Dược Sư là ai

Tiểu sử cuộc đời của Ngài

Tên của đầy đủ của đức Dược Sư là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, được phiên âm từ tiếng Phạn là Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah. Tiểu sử của Ngài được ghi trong Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức có ghi lại rằng khi tu hành, Ngài phát nguyện 12 lời nguyện để giúp chúng sanh trừ hết bệnh tật đau khổ, giúp họ giải thoát. 

Khi thành Phật, Dược Sư Như Lai trụ ở Tịnh Lưu Ly cùng các vị Đại Bồ Tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu. Nơi  cách thế giới Ta Bà 10 hằng hà sa Phật độ về hướng đông. Trên thân của Ngài có ánh sáng như lưu ly bởi vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh, muốn trị hết phiền não và đau khổ xuất phát từ hận thù, sân si tham lam của chúng sanh.

Kinh điển Phật giáo có ghi lại, đức Phật Dược Sư có bảy tôn tướng với ứng thân và đại nguyện khác nhau: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Pháp Hải Lôi Âm Như Lai, Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai, Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai, Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai, Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai.

Ý nghĩa của Tượng Phật Dược Sư

Thông thường khi thời phụng, Ngài sẽ được thời chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà. Khi đó, đức Phật Thích Ca sẽ ở giữa, bên phải là A Di Đà và bên trái là Phật Dược Sư. Tranh hay tượng sẽ dùng hình tượng thông thường của Ngài: tay trái là thuốc chữa bệnh và tay phải là Ấn thí nguyện.

Bổn nguyện thanh tịnh và lòng từ bi vô biên với chúng sanh của Ngài là một tấm gương cho các Tăng ni Phật tử. Điêu khắc và tôn tạo tượng của Ngài để thời phụng sẽ giúp tạo thêm động lực cho các thế hệ tu tập theo tấm lòng của Ngài. 

"<yoastmark

Thỉnh tượng Phật Dược Sư tại Buddhist Art

Buddhist Art – có địa chỉ văn phòng tại E5/57 đường Đa Phước, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP. HCM. Là trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật giáo đầy uy tín. Ưu điểm đầu khi thỉnh tượng Phật tại Buddhist Art chính là nơi đây quy tụ các điêu khắc gia tài năng, có tay nghề cao và kinh nghiệm nhiều năm. Bên cạnh đó, chư vị Phật tử cũng sẽ được lựa chọn những chất liệu tôn tạo tượng rất chất lượng như: composite, đồng, đá, gỗ, xi măng….

Buddhist Art luôn coi tôn tạo tượng của Đức Phật, các vị Bồ Tát, La Hán là một sứ mệnh cao cả, giúp phát huy vẻ đẹp của văn hóa Phật giáo Việt Nam. Cùng với sự góp ý và tư vấn từ các Tăng ni Phật tử nhiệt tình, những tác phẩm của Buddhist Art đều tôn lên được diện tướng của các Ngài, thực hiện được những yêu cầu của các khách hàng. 

Mong chư vị Phật tử có được những hiểu biết cụ thể về Phật Dược Sư. Nếu chư vị có mong muốn tôn tạo tượng của đức Phật Dược Sư, hãy liên hệ Buddhist Art địa chỉ liên lạc sau: LIÊN HỆ BUDDHIST ART

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *