Đạo Hòa Hảo là gì? Phật Giáo Hòa Hảo thờ ai?

Phật Giáo là tôn giáo lớn hàng đầu trên thế giới với sự ảnh hưởng sâu rộng và lâu đời. Ở mỗi vùng miền và quốc gia, Phật Giáo cũng có những biến đổi khác nhau. Đây là sự thích nghi hiển nhiên để phù hợp với đặc điểm văn hóa và con người. Ở Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo là một ví dụ điển hì1177nh. Vậy Phật Giáo Hòa Hảo là gì? Đạo Hòa Hảo thờ ai? Mời quý vị xem câu trả lời bên dưới.

Phật Giáo Hòa Hảo là gì?

Hòa Hảo là tông phái do Huỳnh Phú Sổ sáng lập ra vào năm 1939 tại Việt Nam. Giáo phái này lấy “Học Phật – Tu Nhân” là cơ sở để tu hành tại gia. Hòa Hảo có nền tảng là thuyết giáo đạo Phật đang được lan truyền rộng rãi trên thế giới.

Dựa vào nền tảng này, ông Huỳnh Phú Sổ biên soạn thêm nhiều sách kệ và kinh Phật riêng. Giáo dân sẽ dựa vào kinh sách này để sống hướng đời hướng đạo và tu tập thân tâm.

Theo thống kê thì đến năm 2019 có khoảng 970 nghìn người theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Đây chính là tôn giáo có giáo dân đông thứ 4 tại Việt Nam hiện nay.

Phật Giáo Hòa Hảo
Phật Giáo Hòa Hảo

Phật Giáo Hòa Hảo thờ ai?

Đạo Hòa Hảo thờ phụng đơn giản, coi trọng nội tâm nhiều hơn hình thức bên ngoài. Đây cũng chính là những lời đề xướng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ ngàn xưa.

Tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo chỉ thờ Tam Bảo, thờ Thông Thiên và thờ Tổ Tiên. Trong nhà tín đồ Hòa Hảo giáo cũng sẽ được bày biện 3 phần hương án như trên. Cụ thể là:

  • Bàn thờ Tam Bảo: Ngôi thờ Tam Bảo được đặt một tấm vải màu nâu gọi là Trần Dà tượng trưng cho sự đoàn kết và thoát tục. Ngôi thờ Tam Bảo thở Thập Phương Phật, Pháp Tăng.
  • Bàn thờ Thông Thiên: Bàn thờ Thông Thiên thường được dựng trước sân hoặc ở mái nhà. Ngôi thờ Thông Thiên dùng để thờ Trời. Trong nhân gian, Trời – Phật – Thánh – Thần chính là những đấng tối cao có thể quyết định vận mệnh con người.
  • Bàn thờ Tổ Tiên: Hay còn được gọi là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ, được dùng để thờ cúng ông bà tổ tiên, những người trong gia đình đã mất.

Phật Giáo Hòa Hảo và 8 điều răn dạy

Quý vị nào theo đạo Hòa Hảo giáo phái thì chắc chắn đều sẽ nắm vững 8 điều luật quan trọng nhất. Nội dung của 8 điều đó là:

  • Điều thứ nhất: Người theo đạo Hòa Hảo không nên rượu, chè, cờ bạc, nghiện ngập, chơi bời đàng điếm. Đạo hữu phải giữ vững tam cang ngũ thường cho tròn luân lý.
  • Điều thứ 2: Làm người không được lười biếng, phải siêng năng cần kiệm, lo làm lo ăn. Ngoài ra thì con người cũng không nên gây gổ lẫn nhau, nên có tấm lòng bao dung và biết tha thứ cho người khác.
  • Điều thứ 3: Không ăn xài chưng diện thái quá, không quá ham mê vật chất tiền tài. Không được quên nhân nghĩa đạo lý, không ích kỷ, không xu nịnh kẻ giàu mà phụ kẻ nghèo.
  • Điều thứ 4: Không trách móc hoặc nguyền rủa đến Trời Phật Thánh Thần vì các đấng quyền năng không can phạm đến con người.
  • Điều thứ 5: Không ăn thịt trâu, thịt chó, thịt bò, Không sát sanh để cúng Thần Thánh vì Thần Thánh không vì hối lộ mà tha tội. Nếu người có tội thì sẽ nhận quả báo. Không nên ăn đồ cúng kiếng để chữa bệnh, vì nếu hết bệnh chính là do Tà Thần làm. Sau này càng ngày chúng sẽ càng nhiễu hại con người.
  • Điều thứ 6: Không nên đốt vàng mã mà tốn tiền vô lý. Vì cõi Diêm Vương không ăn hối lộ của con người. Nên để tiền đó mà cứu trợ người đói rách, tàn tật.
  • Điều thứ 7: Đứng trước mọi việc về sự đời và đạo đức, quý vị cần phải suy xét cẩn thận, minh lý rõ ràng rồi mới đưa ra phán đoán của bản thân.
  • Điều thứ 8: Giáo dân Hòa Hảo cần yêu thương tương ái nhau, dẫn dắt nhau đi đúng con đường đạo đức.

Giáo lý, Kinh Phật Giáo Hòa Hảo

Giáo lý của Hòa Hảo được thể hiện và lưu truyền qua những bài sấm kệ của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Giáo lý này được đúc kết dựa trên tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy Tây An, quan điểm đạo đức Lão giáo, Nho giáo và phong trào chấn hưng Phật giáo.

Sấm giảng bao gồm 2 phần là giáo lý Phật Giáo và Thi Văn giáo lý. Giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo bao gồm 2 phần là Học Phật và Tu Nhân. Giáo dân Hòa Hảo cần vừa Học Phật vừa Tu Nhân để tạo công đức, có công đức mới thành Hiền Nhân.

Học Phật gồm 3 pháp môn là Ác pháp, Chân pháp và Thiện pháp. Tu Nhân là tu tập “tứ ân hiếu nghĩa”, ân tổ tiên cha mẹ, ân với đất nước, ân với đồng bào và ân với Tam Bảo. Nói chung, việc học Phật cần phải dựa vào đạo làm người. Như thế thì những vị hiền tu mới có thể đủ căn cơ tuệ nhãn.

Về Thi Văn giáo lý, ngài Huỳnh giáo chủ đã sáng tác hơn 200 bài thơ trong khoản thời gian từ 1939 đến 1947. Phần giáo lý Phật và Thi Văn được tổng hợp thành 6 quyển sấm giảng. Cụ thể như sau:

  • Quyển 1: Sấm giảng khuyên người tu niệm, viết theo lối thơ văn lục bát dài 912 câu.
  • Quyển 2: Kệ dân của người khùng, viết theo lối thất ngôn trường thiên, 476 câu.
  • Quyền 3: Sấm giảng Phật Giáo Hòa Hảo, viết theo lối lục bát, dài 612 câu.
  • Quyển 4: Giác mê tâm kệ, viết theo lối thất ngôn trường thiên, 846 câu.
  • Quyển 5: Khuyến thiện, dài 776 câu, được viết theo lối lục bát và thất ngôn trường thiên.
  • Quyển 6: Những sơ lược cần biết của tu hiền, được viết theo lối tản văn, đưa ra những tôn chỉ và giới luật của đạo Hòa Hảo.

Có thể nói rằng, Phật Giáo Hòa Hảo là một nhánh Phật Giáo vô cùng thích hợp với người dân Việt Nam. Giáo lý hướng người dân sống chân thiện mỹ, tu thân dưỡng đức, tốt đời đẹp đạo. Hòa Hảo là một tôn giáo mang lại cho đất nước những giá trị hết sức nhân văn và tốt đẹp. Chắc chắn rằng giáo phái Hòa Hảo sẽ trường tồn và phát dương quang đại mai sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *